Rung nhĩ có thể xảy ra đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể bị “thúc đẩy” bởi các yếu tố như huyết áp cao, bệnh mạch vành, các vấn đề về van tim hoặc bệnh tim bẩm sinh.
Các phương pháp điều trị rung nhĩ
Theo BS. Tôn Nữ Khánh An, Phó Trưởng Khu Điều trị đặc biệt thuộc Khoa Nội tim mạch I – Bệnh viện Tim Tâm Đức, rung nhĩ là một trong những bệnh về rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay.
Tình trạng mạch đập không đều hoàn toàn đã được ghi nhận bởi các thầy thuốc từ thời Ai Cập, Hy Lạp và Trung Quốc xưa nhưng đến năm 1909, mối liên quan giữa tình trạng mạch không đều và rung tâm nhĩ mới được 2 nhà khoa học Áo thể hiện rõ. Từ đó đến nay, nguyên nhân, cơ chế và những yếu tố thúc đẩy hay khởi phát rung nhĩ dần được nghiên cứu và làm sáng tỏ giúp mọi người hiểu thêm và bệnh này.
Các bước tiến trong điều trị rung nhĩ
Rung nhĩ không chỉ đơn thuần là tình trạng tim đập không đều hoàn toàn gây triệu chứng hồi hộp và hụt nhịp, mà kèm theo đó còn là những ảnh hưởng trên huyết động do sự mất cân bằng nhát bóp của nhĩ và thất, sự tái cấu trúc và dãn buồng tim cũng như nguy cơ tạo huyết khối trong nhĩ gây biến chứng thuyên tắc mạch hệ thống.
Điều trị rung nhĩ hơn hai thập niên trước chủ yếu là dùng thuốc để làm chậm tần số tim và điều trị kháng đông trên những bệnh nhân nguy cơ cao để phòng ngừa huyết khối. Năm 1998, Michelle Haissaguerre và các cộng sự ở trung tâm tim mạch Bordeaux thực hiện những ca cắt đốt rung nhĩ đầu tiên bằng việc tìm và cắt đốt những ổ loạn nhịp khởi sinh cơn rung nhĩ trong các tĩnh mạch phổi. Theo đó, kỹ thuật cắt đốt rung nhĩ đã được mở rộng và phát triển ở nhiều trung tâm trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu với số lượng bệnh nhân lớn và đa dạng đã chứng minh việc cắt đốt rung nhĩ làm giảm tỉ lệ tử vong, tỉ lệ nhập viện vì các biến cố rung nhĩ cũng như có hiệu quả vượt trội trên nhóm bệnh nhân suy tim.
Hơn 10 năm trước, kỹ thuật cắt đốt rung nhĩ còn dung dị, từ việc triệt phá các ổ loạn nhịp ghi nhận được trong tĩnh mạch phổi thuở sơ khai cho đến việc cô lập hoàn toàn các tĩnh mạch phổi bằng đường đốt ngoại vi tĩnh mạch theo quan điểm hiện tại. Thời gian đầu, những ca cắt đốt rung nhĩ đơn giản cũng đã tốn 6-7 giờ thủ thuật, số lượng cản quang và thời gian chiếu tia nhiều, tỉ lệ tái phát sau cắt đốt rung nhĩ cao nên phương thức điều trị kiểm soát tần số là chiến lược ưu tiên hơn.
Tuy nhiên, theo thời gian sự hiểu biết về sinh bệnh học của rung nhĩ được rõ hơn, công nghệ lập bản đồ không gian 3 chiều buồng tim tiên tiến, hiện đại hơn cùng với việc phát triển các catheter, các dụng cụ mới giúp kỹ thuật và phương thức cắt đốt rung nhĩ được tối ưu hơn, thời gian thủ thuật và thời gian chiếu tia rút ngắn đáng kể đồng thời tỉ lệ thành công sau đốt được duy trì ở mức cao.
Các phương pháp điều trị rung nhĩ hiện tại
- Kiểm soát tần số tim trong cơn rung nhĩ
- Điều trị giảm các cơn rung nhĩ
- Sử dụng thuốc
- Điều trị can thiệp bằng cắt đốt các ổ loạn nhịp khởi phát rung nhĩ
Ngoài ra, trong một số trường hợp, máy tạo nhịp tim vĩnh viễn (thiết bị được cấy dưới da ở vùng ngực) cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân có hội chứng nhịp nhanh nhịp chậm (có lúc nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm xen lẫn nhau) hoặc là rung nhĩ có tần số tim chậm.
5 bí quyết góp phần kiểm soát rung nhĩ tốt hơnTheo BS. Tôn Nữ Khánh An – Bác sĩ phó khu Điều trị đặc biệt với chuyên môn sâu trong lĩnh vực Điện sinh lý – tạo nhịp tim, nhiều nghiên cứu cho thấy việc áp dụng lối sống lành mạnh, bên cạnh việc điều trị thuốc, là chìa khóa để giảm tác động của rung nhĩ đối với cuộc sống của bạn.
(Lược dịch theo Hội Tim Mạch Anh Quốc, Bộ Y Tế Việt Nam) |
Điều trị bệnh rung nhĩ tại Bệnh viện Tim Tâm Đức
Tại Bệnh viện Tim Tâm Đức, chúng tôi đã thực hiện những ca cắt đốt rung nhĩ đầu tiên của miền Nam từ năm 2016 và đến tháng 8/2023. Bệnh viện Tim Tâm Đức cũng là đơn vị tiên phong thực hiện kỹ thuật khảo sát và cắt đốt rung nhĩ theo phương pháp mới là Đốt năng lượng cao – Thời gian ngắn (Thuật ngữ tiếng Anh: High Power Short Duration) bằng việc đưa vào sử dụng các catheter cảm biến lực và phần mềm đánh giá sang thương đốt.
Việc rút ngắn thời gian thủ thuật còn trung bình khoảng 2-3 giờ, tỉ lệ cô lập thành công tĩnh mạch phổi cao, thời gian nằm viện rút ngắn. Kết quả chứng minh từ các nghiên cứu đều ủng hộ nên đây cũng là phương pháp được đưa vào các khuyến cáo và áp dụng rộng rãi ở các trung tâm trên thế giới.
Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 70% bệnh nhân không tái phát rung nhĩ sau đốt, trong đó nhiều bệnh nhân đã ngưng được hoàn toàn các thuốc điều trị liên quan đến rung nhĩ sau thời gian dài theo dõi.
Kết quả trên khiến bệnh nhân và gia đình cảm thấy vô cùng hài lòng, hạnh phúc sau khi điều trị rung nhĩ tại Bệnh viện Tim Tâm Đức vì không phải mang tâm lý “sống chung cả đời” với bệnh như các quan niệm trước đây. Bệnh nhân có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đi du lịch mà không sợ lên cơn bất thình lình cũng như không sợ các biến chứng liên quan đến thuốc kháng đông.
Sự hài lòng của bệnh nhân khiến chúng tôi thêm tự tin với định hướng phát triển của mình, từ đó luôn cập nhật các kiến thức, kỹ thuật mới để điều trị bệnh ngày một tốt hơn, không phụ sự tin yêu của bệnh nhân khi đến Bệnh viện Tim Tâm Đức – BS. Tôn Nữ Khánh An, Phó Trưởng Khu Điều trị đặc biệt thuộc Khoa Nội tim mạch I – Bệnh viện Tim Tâm Đức
Quy trình khám bệnh rung nhĩ tại Bệnh viện Tim Tâm Đức
Tại Bệnh viện Tim Tâm Đức, quy trình khám và điều trị bệnh rung nhĩ được thực hiện bài bản và chuyên nghiệp.
Đầu tiên, các chuyên gia sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra rung nhĩ, mặc dù trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể không xác định được. Điều này giúp bác sĩ có cái nhìn toàn diện về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của rung nhĩ. Bên cạnh đó, việc đánh giá mức độ huyết khối cũng rất quan trọng. Dựa trên những thông tin thu thập được, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân, nhằm đảm bảo hiệu quả tối ưu trong việc kiểm soát bệnh.
Khoa Điện Sinh Lý và Loạn Nhịp Tim (Nội tim mạch 1)
- Giới thiệu
- Các loại bệnh lý thường gặp
- Kỹ thuật thực hiện
- Trang thiết bị
- Báo cáo quốc tế
- Đội ngũ chúng tôi
Khoa Điện Sinh Lý và Tạo Nhịp Tim được thành lập vào tháng 1/2008 nhằm mục đích điều trị chuyên sâu các trường hợp rối loạn nhịp tim. Tính đến nay, sau 10 năm hoạt động khoa đã điều trị thành công hàng ngàn ca rối loạn nhịp từ đơn giản đến phức tạp. Từ tháng 2/2017 Khoa đã áp dụng thành công kỹ thuật cắt đốt điện sinh lý có sử dụng hệ thống lập bản đồ 3D (không gian 3 chiều) để điều trị các loại rối loạn nhịp phức tạp như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất liên quan sẹo cơ tim, nhịp nhanh thất trên bệnh nhân có hội chứng Brugada… Các kết quả điều trị của Khoa được báo cáo ở các hội nghị trong nước và quốc tế đã ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ trong việc không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn.
Rối loạn nhịp nhanh
Nhịp nhanh trên thất (nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh do vòng vào lại nhĩ thất, nhịp nhanh do vòng vào lại tại nút nhĩ thất), hội chứng Wolf-Parkinson-White.
Nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu thất vô căn.
Nhịp nhanh thất liên quan sẹo cơ tim, nhịp nhanh thất trên bệnh nhân có bệnh cơ tim dãn nở, nhịp nhanh thất trên bệnh nhân có hội chứng Brugada.
Rung nhĩ.
Cuồng nhĩ.
Rối loạn nhịp chậm
Suy nút xoang.
Block nút nhĩ thất.
Đặt máy tạo nhịp (1 buồng, 2 buồng, tái đồng bộ cơ tim).
Đặt máy phá rung (ICD).
Cắt đốt điện sinh lý dưới sự hướng dẫn của màn hình huỳnh quang (2D) nhằm điều trị các loại nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, nhịp nhanh nhĩ…
Cắt đốt điện sinh lý với sự trợ giúp của hệ thống lập bản đồ 3 chiều (mapping 3D) nhằm điều trị rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất phức tạp…
Sốc điện chuyển nhịp rung nhĩ.
Kích thích nhĩ quản thực quản nhằm chẩn đoán và điều trị cơn nhịp nhanh trên thất, khảo sát thời gian hồi phục nút xoang.
Nghiệm pháp bàn nghiêng.
Phòng EP lab được trang bị hệ thống máy chụp DSA của hãng Philips, hệ thống khảo sát và cắt đốt điện sinh lý của hãng GE, hệ thống lập bản đồ 3D của hãng St Jude.
Hệ thống kích thích nhĩ qua thực quản.
Hệ thống làm nghiệm pháp bàn nghiêng.
Kết quả trung hạn cắt đốt loạn nhịp thất do ổ ngoại vị tại bệnh viện Tim Tâm Đức – Poster presentation tại Cardio Rhythm 2017 (Hongkong).
Giá trị dự báo của phương pháp Kích thích thất theo chương trình ở bệnh nhân Brugada – Oral Presentation tại APHRS 2017 (Japan).
TS.BS. Tôn Thất Minh
Giám Đốc Bệnh Viện
Là một tên tuổi lớn về chuyên môn y khoa và kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tim mạch tại Việt Nam, TS. BS Tôn Thất Minh được giới y khoa trong nước và quốc tế ngưỡng mộ qua những công trình nghiên cứu và báo cáo chuyên môn giá trị, cống hiến cho ngành tim mạch. Ông còn được bệnh nhân yêu quý bởi tấm lòng nhân đạo, sự ân cần thể hiện qua việc luôn lắng nghe và tận tâm chữa trị cho từng bệnh nhân. Những lời chỉ dẫn nhẹ nhàng ấm áp đến từ sự quan tâm chân thành.
BS.CKII. Ong Thị Tố Linh
Trưởng khu Điều trị đặc biệt, Phó khoa Nội Tim mạch 1
Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu: Bệnh lý tim mạch, nội tiết, siêu âm tim, siêu âm tim thai, mạch máu…
BS.CKI Đỗ Văn Bửu Đan
Tổng Giám đốc - Trưởng khoa Nội tim mạch I (Điện sinh lý tim)
BS.CKI Đỗ Văn Bửu Đan giữ chức vụ Tổng Giám đốc và Trưởng khoa Nội tim mạch I (Khoa Điện Sinh Lý và Loạn Nhịp Tim) tại Bệnh viện Tim Tâm Đức. Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tim mạch, BS.CKI Đỗ Văn Bửu Đan đã đóng góp lớn cho việc điều trị và quản lý các bệnh lý tim mạch phức tạp liên quan rối loạn nhịp tim.
BS.CKI. Trần Cao Quốc
Chuyên khoa: Tim mạch
Chuyên khoa: Tim mạch.
ThS.BS. Nguyễn Ngô Thanh Phương
Bác sĩ Phó Khoa Nội Tim mạch 1
Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu: Bệnh lý tim mạch, siêu âm tim, điện sinh lý tim.
BS. Tôn Nữ Khánh An
Phó Khu Điều Trị Đặc Biệt
Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu: đang học chuyên ngành Điện sinh lý – tạo nhịp tim, bệnh lý nội khoa chung và bệnh lý tim mạch, EP Fellow.
BS.CKI Huỳnh Quốc Hiếu
Bác sĩ phó khu Điều trị đặc biệt
Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu: Bệnh lý xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy tim.