Điều trị chống HK ở bn RN bị bệnh mạch vành hoặc van tim

Home / Tin tức - Kháng đông / Điều trị chống HK ở bn RN bị bệnh mạch vành hoặc van tim

Điểm báo CardioSource (Debabrata Mukherjee, M.D., F.A.C.C.)

Tựa đề: Điều Trị Chống Huyết Khối ở Bệnh Nhân Rung Nhĩ bị Hội Chứng Mạch Vành Cấp và/hoặc Can Thiệp Mạch Vành hoặc Van Tim: Tài Liệu Đồng Thuận Phối Hợp của Nhóm Huyết Khối thuộc Hội Tim Mạch Châu Âu, Hội Nhịp Tim Châu Âu (EHRA), Hội Can Thiệp Tim Mạch Qua Da Châu Âu (EAPCI) và Hội Chăm Sóc Bệnh Tim Cấp Châu Âu (ACCA): Ủng Hộ Bởi Hội Nhịp Tim Hoa Kỳ (HRS) và Hội Nhịp Tim Châu Á Thái Bình Dương (APHRS)
Ngằy đăng: 29/8/2014
Tác giả: Lip GY, Windecker S, Huber K, và cs.
Nguồn: Eur Heart J 2014;Aug 25:[Epub ahead of print].

Quan điểm:

Sau đây là 10 điểm cần nhớ về Tài Liệu Đồng Thuận Phối Hợp này:

  1. Rung nhĩ gây ra nguy cơ đáng kể về tử vong và bệnh tật do độ quị hoặc hội chứng huyết khối thuyên tắc. Kiểu loạn nhịp tim phổ biến này tạo nên một gánh nặng chăm sóc y tế.
  2. Ở bệnh nhân rung nhĩ, nguy cơ đột quị phải được đánh giá bằng thang điểm CHA2-DS2-VASc, và nguy cơ xuất huyết phải được đánh giá bằng thang điểm HAS-BLED. Phân tầng nguy cơ là một tiến trình động và cần phải thực hiện đều đặn định kỳ (như hàng năm).
  3. Khi sử dụng thuốc kháng vitamin K chỉnh liều, khuyến cáo nên kiểm soát tác dụng kháng đông tốt với thời gian trong khoảng điều trị >70%.
  4. Khi cho kháng vitamin K cùng với clopidogrel và/hoặc liều thấp aspirin, tác dụng của kháng vitamin K nên được theo dõi kỹ lưỡng với mục tiêu INR từ 2.0–2.5.
  5. Khi sử dụng thuốc kháng đông không phải kháng vitamin K (NOAC) kết hợp với clopidogrel và/hoặc aspirin liều thấp, nên sử dụng liều thấp đã được kiểm tra trong phòng ngừa đột quị ở bệnh nhân rung nhĩ (như dabigatran liều 110mg 2 lần/ngày, rivaroxaban 15mg một lần/ngày, hoặc apixapan 2.5mg 2 lần/ngày).
  6. Ở bệnh nhân rung nhĩ có bệnh mạch máu ổn định (định nghĩa theo ý kiến riêng là không có bất kỳ biến cố thiếu máu cục bộ cấp hoặc tái thông mạch máu lại > 1 năm) nên điều trị với thuốc kháng đông uống đơn độc (nghĩa là hoặc với NOAC hoặc với thuốc kháng vitamin K).
  7. Thuốc ức chế thụ thể P2Y12 mới (prasugrel và ticagrelor) không nên sử dụng thường qui như một phần trong liệu pháp bộ 3 kháng đông ở bệnh nhân rung nhĩ. Sử dụng ticagrelor hoặc prasugrel kết hợp với thuốc kháng đông uống chỉ có thể xem xét trong một số tình huống nhất định (vd. huyết khối trong stent được xác định khi đang điều trị với clopidogrel, aspirin, và thuốc kháng đông uống).
  8. Ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành mạn ổn định và rung nhĩ thực hiện can thiệp mạch vành qua da (PCI) có nguy cơ xuất huyết thấp (HAS-BLED 0–2), điều trị bộ 3 (thuốc kháng đông uống, aspirin 75–100 mg/ngày, clopidogrel 75 mg/ngày) nên được cho tối thiểu 4 tuần (và không lâu hơn 6 tháng) sau can thiệp, tiếp theo bằng điều trị 2 thuốc với thuốc kháng đông uống (hoặc NOAC hoặc kháng vitatmin K) và clopidogrel 75mg/ngày (hoặc thay thế bằng aspirin 75-100 mg/ngày) nên được tiếp tục đến 12 tháng.
  9. Trong bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (STEMI), bệnh nhân rung nhĩ bị STEMI có thể được điều trị với can thiệp mạch vành qua da tiên phát, aspirin, clopidogrel, và heparin (heparin không phân đoạn) hoặc bivalirudin, trong khi thuốc ức chế glycoprotein (GP) IIb/IIIa có thể được sử dụng trong một số trường hợp cứu vãn. Xét về nguy cơ chảy máu của kiểu kết hợp này, đôi khi nên ngưng tạm thời thuốc kháng đông uống. Không khuyến khích sử dụng thường xuyên hay thậm chí thường qui thuốc ức chế GP IIb/IIIa, cũng như thuốc ức chế P2Y12 mới.
  10. Khi bệnh nhân rung nhĩ có van tim cơ học, những bệnh nhân này có nguy cơ cao bị huyết khối thuyên tắc và/hoặc huyết khối van nhân tạo trong khi ngưng kháng đông kháng vitamin K. Những bệnh nhân này nên được thực hiện thủ thuật qua da trên nền kháng đông kháng vitamin K với INR trung bình thấp nhất có thể trong khoảng điều trị dựa theo yếu tố nguy cơ và khả năng sinh huyết khối của van nhân tạo.