Ức chế beta trong suy tim có rung nhĩ

Home / Tin tức - Rối loạn nhịp / Ức chế beta trong suy tim có rung nhĩ

Điểm báo CardioSource (Prashant Vaishnava, M.D.)

Tựa đề: Hiệu Quả Của Ức Chế Beta Trên Bệnh Nhân Suy Tim Bị Rung Nhĩ: Một Phân Tích Tổng Hợp Dữ Liệu Theo Từng Bệnh Nhân
Ngày đăng: 
2/9/2014
Tác giả: 
Kotecha D, Holmes J, Krum H, và cs., đại diện Nhóm Hợp Tác Nghiên Cứu Ức Chế Beta Trong Suy Tim.
Nguồn: 
Lancet 2014;Sep 2:[Epub ahead of print].

Câu hỏi nghiên cứu:

Hiệu quả của ức chế beta trên bệnh nhân suy tim còn nhịp xoang so với bệnh nhân suy tim bị rung nhĩ là như thế nào?

Phương pháp nghiên cứu:

Đây là một phân tích tổng hợp theo mức độ bệnh nhân của các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên của ức chế beta so với giả dược trong suy tim. Điện tâm đồ ban đầu được dùng để xác định chẩn đoán nhịp xoang và rung nhĩ hay cuồng nhĩ. Tiêu chí chính là tử vong do mọi nguyên nhân.

Kết quả nghiên cứu:

Mẫu phân tích bao gồm 18.254 bệnh nhân; 13.946 (76%) còn nhịp xoang và 3.066 (17%) bị rung nhĩ. Mặc dù điều trị với ức chế beta làm giảm tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân nhịp xoang (hazard ratio [HR]: 0,73; KTC 95% [CI]: 0,67-0,80; p < 0,001), nó không xảy ra ở bệnh nhân rung nhĩ (H: 0,97; 95% CI: 0,83-1,14; p = 0,75). Trong phân tích dưới nhóm, không có tương tác có ý nghĩa của các biến số sau: tuổi, giới, phân xuất tống máu thất trái (LVEF), phân độ New York Heart Association (NYHA), huyết áp hoặc nhịp tim và điều trị thuốc. Về thời gian đến lần nhập viện đầu tiên do suy tim, HR có hiệu chỉnh cho bệnh nhân nhịp xoang là 0,78; cho bệnh nhân bị rung nhĩ là 0,91. Tần số tim ghi nhận và thay đổi so với ban đầu là tương đương giữa 2 nhóm nhịp xoang và rung nhĩ.

Kết luận:

Bệnh nhân suy tim có rung nhĩ không cho thấy giảm có ý nghĩa tử vong do mọi nguyên nhân hay nhập viện do nguyên nhân tim mạch trong phân tích dữ liệu theo bệnh nhân này.

Bàn luận:

Có rất ít dữ liệu về hiệu quả của ức chế beta ở bệnh nhân suy tim bị rung nhĩ, mặc dù chúng thường cùng tồn tại. Cho dù có những hạn chế về kỹ thuật phân tích tổng hợp, đây là một phân tích quan trọng, nó đặt câu hỏi về việc ưu chuộng sử dụng ức chế beta so với các thuốc kiểm soát tần số khác ở bệnh nhân suy tim bị rung nhĩ. Nó nói rằng và mặc dù các tác giả không tìm thấy bằng chứng điều trị ức chế beta ngăn ngừa biến cố tim mạch nặng ở bệnh nhân suy tim bị rung nhĩ, phân tích này cho thấy sự an toàn của điều trị như vậy trong dân số bệnh nhân này (nghĩa là không làm tăng tử vong hoặc tỉ lệ nhập viện). Vì tính chất inotropic âm tính của thuốc chẹn calci nhóm non-DHP có thể nặng thêm ở bệnh nhân suy tim và vì những hạn chế của điều trị digoxin đơn độc (vì mục đích kiểm soát tần số), có lẽ ức chế beta vẫn là lựa chọn tốt nhất để kiểm soát tần số ở bệnh nhân suy tim bị rung nhĩ.