Chất lượng cuộc sống sau can thiệp mạch vành trên bệnh nhân hội chứng vành cấp hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ dựa trên bộ câu hỏi Seattle Angina
BS NGUYỄN THỊ KIM SÁNG
Trung tâm MEDIC
PGS TS PHẠM NGUYỄN VINH
BV tim Tâm Đức
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau can thiệp mạch vành qua da ở bệnh nhân sau hội chứng vành cấp hoặc bệnh tm thiếu máu cục bộ dựa trên SAQ sau thủ thuật 1 tháng.
Phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ, tiến cứu trên 205 bệnh nhân sau khi can thiệp mạch vành qua da thành công sau xuất viện 1 tháng tại Viện Tim TP HCM và bệnh viện Tâm Đức.
Kết quả: Tuổi trung bình là 65±11,6; tỉ lệ nam 58%; bảo hiểm y tế chiếm 72,8%; có gia đình 69,75%, cư trú trung tâm 54,14%; học vấn 50,24%, nghề nghiệp 40,97% nghỉ hưu. Trong đó tỉ lệ phân bố theo chỉ định can thiệp động mạch vành qua da có hội chứng vành cấp là 73%, đau thắt ngực ổn định không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu là 27%.
Chất lượng cuộc sống sau can thiệp 1 tháng thay đổi tích cực: Có sự cải thiện rõ rệt có ý nghĩa về mặt thống kê về khả năng gắng sức, độ ổn định của cơn đau ngực, tần suất cơn đau ngực, mức độ hài lòng với điều trị, chất lượng cuộc sống sau can thiệp. Trong đó cải thiện nhiều nhất ở độ ổn định đau ngực 59,2%, kế đến tần số cơn đau ngực 51%, mức độ hài lòng cuộc sống 38,8%, mức hài lòng với điều trị 27,7%, cuối cùng là khả năng gắng sức 23,3%. Các yếu tố tiền căn, yếu tố nguy cơ, yếu tố xã hội không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ngoại trừ yếu tố nữ giới và bệnh 3 nhánh, yếu tố bệnh viện có ảnh hưởng một phần.
Kết luận:Chất lượng cuộc sống sau can thiệp 1 tháng thay đổi tích cực dựa vào bộ câu hỏi SAQ
Từ khóa: chất lượng cuộc sống, SAQ.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sự tăng nhanh số lượng bệnh nhân bệnh mạch vành, sự phát triển của hệ thống y tế, các phương pháp điều trị có hiệu quả đặc biệt là can thiệp mạch vành qua da trong hội chứng vành cấp và cũng như bệnh tim thiếu máu cục bộ thì số lượng bệnh nhân cần chăm sóc sau điều trị phương pháp này ngày càng tăng nên chất lượng cuộc sống ở nhóm bệnh nhân này cần được coi trọng như xem xét về tiên luợng bệnh[28].
Hiện tại các nghiên cứu quan tâm chủ yếu kết quả chính là sống còn bệnh nhân khi được can thiệp mạch vànhqua da. Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống sau biện pháp này chưa được quan tâm nhiều. Trong nghiên cứu ORBITA công bố 2017 [9]: đánh giá hiệu quả can thiệp mạch vành trên bệnh nhân đau thắt ngực ổn định đã giúp khẳng định được tính ứng dụng của SAQ. Đây là thang tự điền, cảm nhận chủ quan của bệnh nhân về những tính chất, biến đổi của đau thắt ngực, về thuốc điều trị sau can thiệp mạch vành, cảm nhận cuộc sống sau những biến đổi dù lớn (sau hội chứng vành cấp) hay nhỏ (bệnh nhân ngoại trú bệnh mạch vành ổn định)[12]nên thường được sử dụng để đánh giá, theo dõi bệnh nhân đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim cấp, tái thông mạch vành (đặt stent hay mổ bắc cầu ĐMV) [35].
Việt Nam chưa nghiên cứu nào sử dụng SAQ ở bệnh nhân đã can thiệp mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ trừ 1 nghiên cứu chất lượng cuộc sống sau nhồi máu cơ tim cấp tại Viện tim mạch quốc gia có sử dụng SAQ[8]. Vì vậy để giúp một phần cho đánh giá hiệu quả điều trị, hoàn thiện hơn việc chăm sóc bệnh nhân sau can thiệp mạch vành, chúng tôi thực hiện nghiên cứudưới đây nhằm mục đích là khảo sát sự cải thiện chất lượng cuộc sống sau can thiệp mạch vành 1 tháng trên bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp và bệnh tim thiếu máu cục bộ ổn định dựa trên bộ câu hỏi Seattle Angina Việt hóa (SAQ) tại Viện Tim TP HCM và BV Tâm Đức trong năm 2017-2018.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu:Đoàn hệ tiến cứu.
Thời gian nghiên cứu:Từ tháng 12/2017 đến 7/2018.
Đối tượng nghiên cứu: Tất cả những bệnh nhân được can thiệp mạch vành qua da thành công tại Viện Tim TP HCM và bệnh viện Tâm Đức trong thời gian 12/2017-4/2018.
Phương pháp chọn mẫu:
Tiêu chí chọn mẫu:Bệnh nhân được đặt stent ĐMV thành công tại khoa can thiệp Viện Tim TP HCM và Bệnh viện Tâm Đức; Sử dụng thuốc đúng, đủ theo toa bác sĩ sau khi can thiệp ĐMV.
Tiêu chí loại trừ:Không thể trả lời phỏng vấn được (rối loạn tri giác, tâm thần, không có khả năng giao tiếp chính xác, giảm thính lực, lú lẫn, không biết tiếng Việt); Bệnh nhân có các bệnh mãn tính nặng như ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm khớp có biến chứng; Bệnh nhân có những biến cố lớn, đột ngột trong cuộc sống không liên quan đến bệnh tim mạchtrong quá trình nghiên cứu.
Cỡ mẫutối thiểu:
Công thức: n= Z 2 (1-α/2). p (1-p) /d2
Với: p=0,08 ; Z=1,96; d=0. 05, α=0. 05
p là tỉ lệ can thiệp mạch vành được đặt stent ở Việt Nam theo thế giới 8%.
Cỡ mẫu là 109.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thu thập tất cả bệnh nhân (không chọn mẫu) thỏa các tiêu chí nghiên cứu và được điều trị trong khoảng thời gian nghiên cứu.
Cách thức tiến hành thu thập số liệu:
– Nhân lực: 1 bác sĩ
– Thời gian: 6 tháng
– Quy trình nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được đặt stent động mạch vành
đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh và không có tiêu chuẩn loại trừ sẽ được đưa
vào nghiên cứu. Chúng tôi lập phiếu theo dõi, giải thích mục đích nghiên
cứu, lập phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu và ghi nhận các thông tin về
hành chính, lâm sàng, cận lâm sàng, can thiệp mạch vành.
Bệnh nhân được đánh giá 2 lần:
– Lần 1: Phỏng vấn bệnh nhân bằng bảng câu hỏi SAQ, khảo sát các yếu tố
xã hội, gia đình, thu thập số liệu về lâm sàng tình trạng tim mạch của bệnh
nhân trước khi can thiệp: BMI, đường huyết, HbA1C, cholesterol TP,
triglyceride, HDL-cholesterol, LDL-cholesterol.
– Lần 2: Phỏng vấn bệnh nhân bằng bảng câu hỏi SAQ, khảo sát các yếu tố
xã hội, gia đình, lâm sàng về tình trạng tim mạch của bệnh nhân khi tái
khám 1 tháng sau khi can thiệp động mạch vành qua da thành công, ghi
nhận các biến cố lớn về tim mạch, đời sống bệnh nhân.
Phân tích thống kê: Xử lý số liệu và các phép kiểm thống kê được thực hiện bằng chương trình SPSS phiên bản 21. 0. Các biến định tính được mô tả bằng tỷ lệ %, các biến định lượng được mô tả bằng số trung bình và độ lệch chuẩn. Các phép kiểm thống kê, T student, ANOVA được sử dụng trong phân tích đơn biến tương ứng với từng đặc tính của các biến số liên quan. Đối với việc mô tả thang điểm SAQ, chúng tôi tính điểm dựa vào khuyến cáo hướng dẫn của phiên bản gốc tiếng Anh. Điểm từng thành phần – từng câu được phân tích ở dạng biến thức bậc, tổng điểm được phân tích ở dạng biến số liên tục. Để so sánh kết quả đánh giá trước sau, đối với điểm của từng thành phần, chúng tôi sử dụng phép kiểm McNemar so sánh bắt cặp (vì là dạng biến thứ bậc). Đối với điểm tổng, chúng tôi sử dụng phép kiểm T student bắt cặp (vì là dạng biến liên tục). Ngưỡng ý nghĩa của phép kiểm thống kê được qui ước ở mức p < 0,05.
KẾT QUẢ:
Đặc điểm dân số:
Tuổi trung bình là 65±11,6; tỉ lệ nam 58%; bảo hiểm y tế chiếm 72,8%; có gia đình 69,75%, cư trú trung tâm 54,14%; học vấn 50,24%, nghề nghiệp 40,97% nghĩ hưu. Trong đó tỉ lệ phân bố theo chỉ định can thiệp động mạch vành qua da có hội chứng vành cấp là 73%, đau thắt ngực ổn định không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu là 27%.
Điểm CLCS trước và sau PCI
Điểm hài lòng cuộc sống
Khả năng gắng sức
Bảng 1: Điểm trung bình khả năng gắng sức
Điểm trung bình khả năng gắng sức | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số chuẩn |
Trước điều trị | 30,69 | 5,730 | 0,399 |
Sau điều trị | 34,21 | 6,469 | 0,451 |
Mức độ thay đổi sau so với trước | 3,52 | 3,025 | 0,211 |
Độ ổn định của cơn đau ngực
Bảng 2: độ ổn định của cơn đau ngực
Độ ổn định của cơn đau ngực | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số chuẩn |
Trước điều trị | 2,67 | 1,441 | 0,100 |
Sau điều trị | 5,50 | 1,957 | 0,136 |
Mức độ thay đổi sau so với trước | 2,82 | 1,368 | 0,095 |
Đánh giá số cơn đau ngực
Bảng 3:Đánh giá số cơn đau ngực
Đánh giá số cơn đau ngực trong 1 tháng trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số chuẩn |
Trước điều trị | 8,23 | 1,697 | 0,118 |
Sau điều trị | 11,12 | 7,224 | 0,503 |
Mức độ thay đổi sau so với trước | 2,893 | 7,167 | 0,499 |
Mức độ hài lòng với điều trị
Bảng 4: Mức độ hài lòng với điều trị
Mức độ hài lòng với điều trị | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số chuẩn |
Trước điều trị | 14,37 | 4,647 | 0,324 |
Sau điều trị | 20,19 | 4,846 | 0,338 |
Mức độ thay đổi sau so với trước | 5,820 | 3,637 | 0,253 |
Chất lượng cuộc sống
Bảng 5: Chất lượng cuộc sống
Độ ổn định của cơn đau ngực | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số chuẩn |
Trước điều trị | 9,66 | 2,981 | 0,208 |
Sau điều trị | 15,41 | 4,434 | 0,309 |
Mức độ thay đổi sau so với trước | 5,478 | 3,469 | 0,242 |
Tỷ lệ cải thiện
Chúng tôi quan tâm đến tỷ lệ cải thiện theo ngưỡng. Do vậy sẽ làm thêm tỷ lệ cải thiện theo ngưỡng.
– Khả năng gắng sức: ngưỡng 30
– Độ ổn định đau ngực: ngưỡng 3 điểm
– Tần suất đau ngực: ngưỡng 8 điểm
– Hài lòng điều trị: ngưỡng 12 điểm
– Hài lòng cuộc sống: ngưỡng 16 điểm
Khả năng gắng sức
Lấy theo điểm ngưỡng 30
Bảng 6: So sánh kết quả điều trị theo khả năng gắng sức
Sau điều trị |
Tổng cộng |
|||
Khả năng gắng sức | Dưới ngưỡng 30 điểm | Trên ngưỡng 30 điểm | ||
Trước điều trị | Dưới ngưỡng 30 điểm | 57(27,8%) | 48 (23,4%) | 105 |
Trên ngưỡng 30 điểm | 1 (0,4%) | 99 (48,2%) | 100 | |
Tổng cộng | 58 | 147 | 205 |
Độ ổn định của cơn đau ngực
Lấy ngưỡng là 3 đ
Bảng 7: So sánh độ ổn định của cơn đau ngực
Sau điều trị |
Tổng cộng |
|||
Khả năng gắng sức | ≤ 3 điểm | >3 điểm | ||
Trước điều trị | ≤ 3 điểm | 51 (24,8%) | 122 (59,5%) | 173 |
>3 điểm | 0 (0%) | 32(15,6%) | 32 | |
Tổng cộng | 51 | 154 | 205 |
Đánh giá số cơn đau ngực
Lấy ngưỡng là 8đ
Bảng 8: So sánh số cơn đau ngực
|
Sau điều trị |
Tổng cộng |
||
Đánh giá số cơn đau ngực | =<8 điểm | >8 điểm | ||
Trước điều trị | =<8 điểm | 15 (7,31%) | 105 (51,21%) | 120 |
>8 điểm | 0 (0%) | 85(41,46%) | 85 | |
Tổng cộng | 15 | 190 | 205 |
Mức độ hài lòng với điều trị
Lấy ngưỡng là 12đ
Bảng 9: So sánh mức độ hài lòng điều trị
|
Sau điều trị |
Tổng cộng |
||
So sánh mức độ hài lòng điều trị | =<12 điểm | >12 điểm | ||
Trước điều trị | =<12 điểm | 18(8,7%) | 57 (27,8%) | 75 |
>12 điểm | 0 (0%) | 130 (63,4%) | 130 | |
Tổng cộng | 18 | 187 | 205 |
Chất lượng cuộc sống
Lấy ngưỡng 16đ
Bảng 10: So sánh chất lượng cuộc sống
Sau điều trị |
Tổng cộng |
|||
So sánh chất lượng cuộc sống | =<16 điểm | >16 điểm | ||
Trước điều trị | =<16 điểm | 122(59,5%) | 80 (39,02%) | 202 |
>16 điểm | 0 (0%) | 3 (1,4%) | 3 | |
Tổng cộng | 122 | 83 | 205 |
Độ ảnh hưởng của các yếu tố lên sự cải thiện hài lòng
Giới tính
Bảng 11: Giới tính và thang điểm
Nam | Nữ | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,82 | 2,99 | 3,10 | 3,04 | 0,096 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,75 | 1,30 | 2,93 | 1,46 | 0,352 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,27 | 1,33 | 2,59 | 1,69 | 0,123 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 6,02 | 3,69 | 5,55 | 3,57 | 0,362 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 6,18 | 3,56 | 5,14 | 3,25 | 0,033 |
Bảo hiểm y tế
Bảng 12: Bảo hiểm y tế và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,59 | 2,44 | 3,49 | 3,22 | 0,840 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,54 | 1,24 | 2,93 | 1,40 | 0,063 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,07 | 1,36 | 2,53 | 1,53 | 0,052 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 2,07 | 3,32 | 5,68 | 3,75 | 0,366 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 6,43 | 3,73 | 5,49 | 3,34 | 0,085 |
Bệnh viện
Bảng 13: Bệnh viện và thang điểm
Viện tim | Tâm Đức | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 4,18 | 2,93 | 2,63 | 2,94 | <0,001 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 3,19 | 1,43 | 2,30 | 1,09 | <0,001 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,84 | 1,55 | 1,81 | 1,20 | <0,001 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,76 | 3,50 | 5,95 | 3,84 | <0,001 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 6,02 | 3,70 | 5,40 | 3,13 | 0,207 |
Tăng huyết áp
Bảng 14: Bệnh tăng huyết áp và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 4,20 | 3,78 | 3,36 | 2,80 | 0,113 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,70 | 1,60 | 2,86 | 1,31 | 0,520 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,55 | 1,58 | 2,37 | 1,48 | 0,490 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,78 | 3,60 | 5,83 | 3,66 | 0,930 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 6,05 | 3,78 | 5,67 | 3,40 | 0,540 |
Đái tháo đường
Bảng 15: Bệnh đái tháo đường và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,79 | 1,36 | 3,09 | 3,03 | 0,107 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,79 | 1,36 | 2,89 | 1,39 | 0,616 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,35 | 1,55 | 2,89 | 1,41 | 0,556 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,76 | 3,58 | 5,91 | 3,75 | 0,778 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 6,16 | 3,60 | 5,09 | 3,15 | 0,031 |
Rối loạn lipid máu
Bảng 16: Rối loạn lipid máu và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,79 | 3,00 | 3,09 | 3,03 | 0,424 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,79 | 1,36 | 2,89 | 1,39 | 0,626 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,35 | 1,55 | 2,48 | 1,41 | 0,495 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,76 | 3,58 | 5,91 | 3,75 | 0,200 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 6,16 | 3,60 | 5,09 | 3,15 | 0,609 |
Hút thuốc lá
Bảng 17: Hút thuốc lá và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,27 | 3,11 | 4,10 | 2,75 | 0,424 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,74 | 1,37 | 3,03 | 1,34 | 0,626 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,37 | 1,51 | 2,48 | 1,48 | 0,495 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,74 | 3,69 | 6,00 | 3,53 | 0,200 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 5,63 | 3,28 | 6,03 | 3,89 | 0,609 |
Theo như kết quả của bảng thì tình trạng hút thuốc lá không ảnh hưởng gì đến các chỉ số
Các yếu tố tiền căn
Bệnh 3 nhánh
Bảng 18: Bệnh 3 nhánh và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,47 | 2,74 | 3,62 | 3,50 | 0,724 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,87 | 1,43 | 2,76 | 1,27 | 0,570 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,15 | 1,36 | 2,88 | 1,61 | 0,001 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,98 | 3,60 | 5,51 | 3,72 | 0,383 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 5,88 | 3,44 | 5,43 | 3,48 | 0,376 |
Bệnh thận mạn
Bảng 19: Bệnh thận mạn và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,61 | 3,08 | 2,88 | 2,60 | 0,253 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,70 | 1,39 | 2,62 | 1,24 | 0,404 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,42 | 1,51 | 2,31 | 1,41 | 0,730 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,88 | 3,52 | 5,38 | 4,45 | 0,515 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 5,92 | 3,44 | 4,54 | 3,47 | 0,057 |
Tai biến mạch máu não
Bảng 20: Bệnh tai biến mạch máu não và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,47 | 2,94 | 4,14 | 4,13 | 0,426 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,81 | 1,38 | 3,00 | 1,30 | 0,622 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,37 | 1,48 | 2,86 | 1,75 | 0,241 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,80 | 3,59 | 6,14 | 4,35 | 0,732 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 5,81 | 3,46 | 4,86 | 3,57 | 0,321 |
Nhồi máu cơ tim cũ
Bảng 21: Bệnh nhồi máu cơ tim cũ và thang điểm
Không | Có | ||||
Sự biến thiên điểm đánh giá sau so với trước | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Trung bình | Độ lệch chuẩn | p |
Khả năng gắng sức sau – trước | 3,53 | 3,08 | 3,41 | 2,59 | 0,857 |
Độ ổn định của cơn đau ngực sau – trước | 2,83 | 1,38 | 2,82 | 1,33 | 0,980 |
Số lần đau ngực trong 1 tháng sau – trước | 2,41 | 1,52 | 2,36 | 1,36 | 0,897 |
Độ hài lòng với điều trị sau – trước | 5,90 | 3,69 | 5,14 | 3,14 | 0,352 |
Chất lượng cuộc sống sau – trước | 5,82 | 3,47 | 5,18 | 3,53 | 0,420 |
BÀN LUẬN
Kết quả cho thấy rằng điểm số trung bình trước và sau, tỉ lệ cải thiện ở bệnh nhân được can thiệp động mạch vành qua da ở nghiên cứu của chúng tôi có cải thiện. Trong đó sự cải thiện về các mặt của cơn đau ngực cải thiện rõ rệt. Điều này cũng tương tự như nghiên cứu của Weintraub (2008), Cohen (2011).
Chất lượng cuộc sống:
Kết quả trong bảng cho thấy điểm trung bình về chất lượng cuộc sống trước điều trị là 9,66 điểm; sau điều trị là 15,41 điểm. Do với trước điều trị, điểm đã tăng trung bình 5,478 điểm.Trong nghiên cứu của David J Cohen[23]mức độ hài lòng với cuộc sống ở giá trị 45,6±23. Nghiên cứu Phạm Thị Tuyết Nhung có giá trị 44,39±16,06[8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có giá trị 57,07±10,42. Giá trị của chất luợng cuộc sống trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 2 nghiên cứu trên một chút có thể do ở khả năng gắng sức, cũng như độ ổn định đau ngực, tẩn suất đau ngực cũng cao hơn các nghiên cứu khác của bệnh nhân trong nghiên cứu.
Tỷ lệ cải thiện:
Khả năng gắng sức (lấy theo điểm ngưỡng 30):
Có 48 (23,4%) trường hợp có điểm ban đầu là dưới ngưỡng, sau đó tăng lên trên ngưỡng, vậy đây là số trường hợp có cải thiện. Có 1 trường hợp có điểm ban đầu trên ngưỡng nhưng sau đó giảm xuống dưới ngưỡng => đây là trường hợp không cải thiện. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 sử dụng test McNemar. Như vậy sau điều trị 1 tháng khả năng gắng sức có thay đổi chiếm tỉ lệ 23,4%, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê, giá trị này thấp hơn nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung có tỉ lệ cải thiện là 67,3%. Có sự khác biệt này do số lượng bệnh nhân khác nhau (của chúng tôi 205, Phạm Thị Tuyết Nhung 56)[8], đối tượng nghiên cứu khác nhau. Ở khía cạnh khác, chiếm đa số trong nghiên cứu của chúng tôi ở độ tuổi > 65 tuổi, trình độ học vấn ở mức trung học chiếm tỉ lệ khá cao (trung học cơ sở 50,6%, tiểu học 28,6%), nghỉ hưu chiếm 40,8%. Bên cạnh đó số bệnh nhân ở nông thôn khá cao (Viện Tim có 70% ở nông thôn). Tất cả có ảnh hưởng rất nhiều về sự hiểu biết về bệnh họ đang mắc phải, cách giảm các yếu tố nguy cơ, cách phục hồi chức năng sau can thiệp, cách thích nghi với thuốc và theo dõi sau can thiệp, đặc biệt tâm lí sẵn sàng trở lại cuộc sống sinh hoạt trước đây chưa có.
Độ ổn định của cơn đau ngực (lấy theo điểm ngưỡng 3):
Có 122 trường hợp có điểm ban đầu là dưới ngưỡng, sau đó tăng lên trên ngưỡng, vậy đây là số trường hợp có cải thiện. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 sử dụng test McNemar. Tỉ lệ cải thiện về độ ổn định của cơn đau ngực chiếm tỉ lệ 59,5%. Tỉ lệ này có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung tỉ lệ cải thiện ở mức 44,2%[7].
Đánh giá số cơn đau ngực (lấy theo điểm ngưỡng 8 điểm):
Có 105 trường hợp có điểm ban đầu là dưới ngưỡng, sau đó tăng lên trên ngưỡng, vậy đây là số trường hợp có cải thiện. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 sử dụng test McNemar. Tỉ lệ cải thiện ở mức 51,21% trong nghiên cứu của chúng tôi. Ở nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung[8]69,2%.
Mức độ hài lòng với điều trị (lấy theo điểm ngưỡng 12 điểm):
Có 57 trường hợp có điểm ban đầu là dưới ngưỡng, sau đó tăng lên trên ngưỡng, vậy đây là số trường hợp có cải thiện. Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 sử dụng test McNemar. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ cải thiện chiếm tỉ lệ 27,8%, trong nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung[8]là 46,2%. Theo khảo sát của chúng tôi mức độ hài lòng với điều trị của dân số nghiên cứu ngoài ảnh hưởng do tâm lí thụ động của bệnh nhân trong vấn đề hiểu biết bệnh, còn ảnh hưởng bởi tình trạng quá tải bệnh viện, những tuyên truyền về y tế lạc hậu vẫn còn…ảnh hưởng đến sự tin tưởng của bệnh nhân vào phương pháp điều trị.
Chất lượng cuộc sống (lấy theo điểm ngưỡng 16 điểm):
Có 80 trường hợp có điểm ban đầu là dưới ngưỡng, sau đó tăng lên trên ngưỡng, vậy đây là số trường hợp có cải thiện. Tỉ lệ cải thiện về mức hài lòng cuộc sống của nghiên cứu chúng tôi là 39.02%. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Nhung[8]là 55,6%. Trong nhóm bệnh nhân về bệnh mạch vành triệu chứng đau ngực, khả năng gắng sức, tần suất cơn đau ngực, độ ổn định của cơn đau ngực được xem là tiêu chuẩn trong đánh giá mức độ, tiên lượng của bệnh nhân từ đó đưa ra chiến lược điều trị. Giảm triệu chứng trên nhóm bệnh nhân này cũng là mục tiêu hàng đầu của can thiệp mạch vành qua da và thường được quan sát trên lâm sàng.
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng nghiên cứu của chúng tôi cũng đã cho thấy rằng chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau can thiệp mạch vành tốt lên theo diễn tiến lâm sàng, sự cảm nhận của bệnh nhân về sức khỏe của mình có nhiều thay đổi theo chiều tích cực sau khi điều trị can thiệpđộng mạch vànhqua dadựa vào bộ câu hỏi SAQ.
KẾT LUẬN
Chất lượng cuộc sống là một vấn đề cần được quan tâm, phát triển trong theo dõi bệnh nhân sau khi được can thiệp động mạch vành qua da bằng các bộ câu hỏi đã được thẩm định.
Chất lượng cuộc sống là một trong những thước đo, đánh giá hiệu quả của một phương pháp điều trị trên bệnh nhân bệnh động mạch vành.
TÀI TIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thanh Bình, Trần Kim Trang (2012). Rối loạn trầm cảm -lo âu trên bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành qua da [Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ]: ĐH Y Dược TPHCM.
2. Võ Thị Dễ (2013). Nghiên cứu sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân bệnh động mạch vành đã được can thiệp [Luận văn tiến sĩ Y học ]: Đại học y dược TPHCM.
3. Trần Công Duy, Châu Ngọc Hoa (2014). Chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân cao huyết áp. In: Hội Tim Mạch TP Hồ Chí Minh.
4. Trần Công Duy (2018). “Ảnh hưởng của bệnh động mạch vành ổn định đến chất lượng cuộc sống -từ góc nhìn của bệnh nhân”. Tạp chí Tim Mạch Học:pp.13-9.
5. Nguyễn Thị Thúy Minh (2014). “Khảo sát chất lược cuộc sống bệnh nhân suy tim”. Y học TP Hồ Chí Minh, 18:pp.140-4.
6. Phạm Thị Tuyết Nhung (2013). Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp trước và sau can thiệp động mạch vành qua da sử dụng bộ câu hỏi Seattje angina Questionnaire [Luận văn cử nhân]: Viện Tim Mạch Quốc Gia.
7. Nghiên cứu ORBITA (2018). “can thiệp động mạch vành qua da trên bệnh nhân đau thắt ngực ổn định: một thử nghiệm mù đôi, có nhóm chứng ngẫu nhiên”. Tạp chí y học Việt Nam:pp.15-22.
8. Nguyễn Hoàng Phú, Trần Kim Trang (2011). Khảo sát trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi sau hội chứng vành cấp [Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ]: ĐH Y Dược TP HCM.
9. Trần Kim Trang (2012). “Các thang điểm đánh giá bệnh nhân tim mạch”. Tạp chí y học TP Hồ Chí Minh, 16:pp.9-13.
10. Brawnwald (2018). Fundamentals of Cardiovascular Disease,Global Burden of Cardiovascular Disease. In: Brawnwald’s Heart Disease pp.87-104.
11. Leszek Bryniaski, Klocek Marek (2013). “Quality of life in Patients After Coronary Intervention Treatment”. Springer- Verlag.
12. Cohen D J, Van Hout B., Serruys P. W., et al. (2011). “Quality of life after PCI with drug-eluting stents or coronary-artery bypass surgery”. N Engl J Med, 364 (11):pp.1016-26.
13. Chhatriwalla A K, Venkitachalam L., Kennedy K. F., et al. (2015). “Relationship between stent type and quality of life after percutaneous coronary intervention for acute myocardial infarction”. Am Heart J, 170 (4):pp.796-804 e3.
14. F. Dobbels, De Geest S., Vanhees L., et al. (2002). “Depression and the heart: a systematic overview of definition, measurement, consequences and treatment of depression in cardiovascular disease”. European journal of cardiovascular nursing : journal of the Working Group on Cardiovascular Nursing of the European Society of Cardiology, 1 (1):pp.45-55.
15. B. Jankowska-Polanska, Uchmanowicz I., Dudek K., et al. (2016). “Sex differences in the quality of life of patients with acute coronary syndrome treated with percutaneous coronary intervention after a 3-year follow-up”. Patient preference and adherence, 10:pp.1279-87.
16. M. Kamiya, Takayama M., Takano H., et al. (2007). “Clinical outcome and quality of life of octogenarian patients following percutaneous coronary intervention or surgical coronary revascularization”. Circulation journal : official journal of the Japanese Circulation Society, 71 (6):pp.847-54.
17. M. Karimi, Brazier J. (2016). “Health, Health-Related Quality of Life, and Quality of Life: What is the Difference?”. Pharmacoeconomics, 34 (7):pp.645-9.
18. Kalina Kawecka-Jaszcz, Klocek Marek, Tobiasz Beata “Quality of life in Patients with Coronary Atery ” chapter 4. In: Health related quality of life in cardiovascular; pp.45-60.
19. Kim J, Henderson R. A., Pocock S. J., et al. (2005). “Health-related quality of life after interventional or conservative strategy in patients with unstable angina or non-ST-segment elevation myocardial infarction: one-year results of the third Randomized Intervention Trial of unstable Angina (RITA-3)”. Journal of the American College of Cardiology, 45 (2):pp.221-8.
20. Marek Klocek (2013). “Questionnaires Used for the Assessment of Quality of life in Patients with Cardiovascular Diseases With Relevant References”. Springer
21. Marek Klocek, K Kalina (2013). Chapter 3: Quality of life in Patients with Coronary Artery Disease. In: Health-Related Quality of life in Cardiovascular Patients; pp.p31-43.
22. Wong M.S, Y. Chair S. (2007). “Changes in health related quality of life following percutaneous coronary intervention;A longitudinal study”. International journal of nursing studies, 44:pp.1334-42.
23. McGrath B M, Norris C. M., Hardwicke-Brown E., et al. (2017). “Quality of life following coronary artery bypass graft surgery vs. percutaneous coronary intervention in diabetics with multivessel disease: a five-year registry study”. European heart journal Quality of care & clinical outcomes, 3 (3):pp.216-23.
24. Claudio Moretti, Meynet Ilaria (2015). “Sixty-day readmission rate after percutaneuos coronary intervention: predictors and impact on long term outcomes”. Eur Heart J- Quality of care and Clinical Outcomes, 1 (2):pp.79-84.
25. G. Moriel, Roscani M. G., Matsubara L. S., et al. (2010). “Quality of life in patients with severe and stable coronary atherosclerotic disease”. Arq Bras Cardiol, 95 (6):pp.691-7.
26. J. A. Spertus, Jones P., McDonell M., et al. (2002). “Health status predicts long-term outcome in outpatients with coronary disease”. Circulation, 106 (1):pp.43-9.2
27. JA Spertus (1995). Development and Evaluation of the Seattle Angia Questionnaire: A new Funtional Status Measure for Coronary Artery Disease. In: JACC 25.
28. Beata Tobiasz-Adamczyk (2013). “Health-Related of Life in Cardiovascular Patients “. In: The Genesis of Health: Evolution of the Concept of Health-Related Quality of Life; pp.1-7.
29. Weintraub W S, Spertus J. A., Kolm P., et al. (2008). “Effect of PCI on quality of life in patients with stable coronary disease”. N Engl J Med, 359 (7):pp.677-87.
30. C Xue, Bian L., Xie Y. S., et al. (2017). “Impact of smoking on health-related quality of Life after percutaneous coronary intervention treated with drug-eluting stents: a longitudinal observational study”. Health Qual Life Outcomes, 15 (1):pp.1.3
31. Harriet Stenvall, Ilkka Tierala (2017). “Long-term clinical outcomes , health-related quality of life, and costs in different treatment modalities of stable coronary artery disease” . Quality of care and clinical outcomes, volume 3, issue 1, p74-82.
32. T, James Mathew ,MD (2016) “Kidney Function Does not Modify the Favorable Quality of Life ChANGES Associated With Revasculaziration for coronary artery disease”. J Am Heart Assoc 2016;5 :e003642 doi: 10.1161/JAHA.116OO3642.
33. Simon Walker ,et al (2016) “Long term healthcare use and cost in patients with stable coronary artery disease: a population based cohort using linked health records”; . Quality of care and clinical outcomes, volume 2, issue 2, p 125-140.
34. John F Beltrame (2016)”Post percutaneous coronary intervention angina in atable coronary artery disease”; Quality of care and clinical outcomes, volume 2, issue 2, p 66-68.
Nguồn: Chuyên Đề Tim Mạch Học, Liên Chi Hội Tim Mạch TPHCM.
Leave a Reply