Trầm cảm và Bệnh tim: Nguy cơ kép đối với phụ nữ 8x

Trầm cảm và Bệnh tim: Nguy cơ kép đối với phụ nữ 8x

Nhiều người thường cho rằng chỉ phụ nữ ngoài 50 tuổi mới phải lo lắng về bệnh tim, trong khi thế hệ 8x còn quá trẻ để phải bận tâm về căn bệnh này. Tuy nhiên, Tiến sĩ Roy Ziegelstein, giáo sư và bác sĩ tim mạch tại Johns Hopkins Medicine, lại chia sẻ góc nhìn trái với quan điểm đó.

Trầm cảm và Bệnh tim: Nguy cơ kép đối với phụ nữ 8x
Phụ nữ ở độ tuổi 30 thường có lối sống khép kín, cô lập bản thân

Ông giải thích: “Từ những rối loạn đầu tiên trong hệ thống mạch máu đến khi các triệu chứng của bệnh tim xuất hiện thường mất một quãng thời gian không hề ngắn.” Ông Ziegelstein nhấn mạnh: “Quá trình này có thể khởi phát từ khi bạn chỉ mới 30 tuổi. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe về lâu dài, việc tuân thủ các hướng dẫn y tế từ sớm là điều cực kỳ cần thiết.”

Để nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh mỗi ngày, bạn hãy áp dụng các phương pháp sau:

  • Giữ gìn vóc dáng cân đối là bước đầu tiên giúp bảo vệ một trái tim khỏe mạnh.
  • Chọn lựa thực phẩm bổ dưỡng giúp kiểm soát đường huyết và cholesterol.
  • Luôn duy trì vận động vì sự năng động chính là nguồn sống của trái tim.
  • Thư giãn và giải tỏa căng thẳng bằng các bộ môn như thiền, yoga, thái cực quyền hay những buổi tập thể dục đều đặn.
  • Từ bỏ thuốc lá. Bạn đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế hoặc các chương trình hỗ trợ cai thuốc nếu bạn đang hút thuốc.

Khám phá mối liên hệ giữa Trầm cảm và Bệnh lý tim mạch

Nếu bạn đang trải qua những triệu chứng của trầm cảm, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ gia tăng các vấn đề tim mạch trong tương lai. Đặc biệt, phụ nữ lớn tuổi đã mắc bệnh tim có nguy cơ cao hơn phải đối mặt với cơn nhồi máu cơ tim nếu họ cũng đang chống chọi với trầm cảm. Vậy, đâu là lý do đằng sau mối liên kết này?

Lối sống

Tiến sĩ Ziegelstein chỉ ra rằng, những phụ nữ đang mắc trầm cảm thường thấy khó khăn hơn trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe tim mạch được bác sĩ khuyến cáo. Hơn nữa, họ có khuynh hướng tự cô lập bản thân khỏi mạng lưới hỗ trợ xã hội quanh mình, trong đó bao gồm cả gia đình, bạn bè và các bác sĩ.

Đối với một số người, trầm cảm còn có thể dẫn đến khuynh hướng thực hiện các hành vi mạo hiểm nhiều hơn như hút thuốc lá và lạm dụng rượu. Những người phụ nữ vừa mắc bệnh tim, vừa bị trầm cảm có thể không chăm sóc sức khỏe định kỳ hoặc không tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, làm tăng nguy cơ tái phát các vấn đề tim mạch.

 

Nghiên cứu chứng minh

Nghiên cứu đã phát hiện ra một mối liên hệ tiềm ẩn giữa trầm cảm và bệnh tim mạch, dựa trên sự liên kết giữa trầm cảm với viêm nhiễm và giữa viêm nhiễm với xơ vữa động mạch — tình trạng thường được biết đến với cái tên “xơ cứng mạch máu.” Hơn nữa, viêm nhiễm còn có liên quan đến quá trình hình thành cục máu đông.

“Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc cả trầm cảm và bệnh tim mạch phải đối mặt với nhiều biến chứng hơn,” Tiến sĩ Marlene Williams, phó giáo sư và bác sĩ tim mạch tại Johns Hopkins Medicine, chia sẻ. “Chúng tôi đang khám phá cách thức mà tình trạng viêm nhiễm kích hoạt tiểu cầu máu, và từ đó có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở bệnh nhân nam và nữ mắc bệnh tim mạch với các cấp độ trầm cảm khác nhau.”

Lời khuyên dành cho người chăm sóc

Chúng ta thường dành tình yêu thương và sự quan tâm, chăm sóc dành cho những người thân yêu, lớn tuổi trong gia đình. Vậy làm thế nào, trong vai trò người chăm sóc, bạn có thể hỗ trợ và bảo vệ những người thân yêu của mình khỏi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch?

Tiến sĩ Ziegelstein chỉ ra rằng, đối với người trên 30 tuổi, đặc biệt là phụ nữ sống một mình, nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên gấp bội. Không chỉ vì họ thường không tuân thủ hướng dẫn về một lối sống lành mạnh cho trái tim như duy trì vận động và ăn uống đúng cách, mà còn bởi họ ít có khả năng tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng hoặc “dấu hiệu cảnh báo” của 1 cơn nhồi máu cơ tim.

Việc đảm bảo rằng những người sống độc thân phải xây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội với những người xung quanh là hết sức quan trọng.

“Thời gian là vàng bạc,” Tiến sĩ Ziegelstein nhấn mạnh thêm. “Bạn càng chần chừ trong việc phục hồi dòng máu đến phần tim đang bị thiếu máu và oxy thì tổn thương càng nặng nề hơn.”

Ông cũng đề cập đến nhu cầu cấp thiết cho người chăm sóc phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình trạng sức khỏe của các các thành viên trong gia đình, và cần phải luôn sẵn sàng hỗ trợ nhanh chóng nếu người thân trải qua các triệu chứng bất thường.

(Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ tim mạch Roy Ziegelstein tại Bệnh viện Trường Đại học Johns Hopkins Medicine)

Leave a Reply

Your email address will not be published.