Đái Tháo Đường típ 2

Home / Bệnh học / Đái Tháo Đường típ 2

Đái Tháo Đường típ 2

BS Nguyễn Thái Bình

Đái Tháo Đường típ 2 là gì?

  • Đái tháo đường típ 2 (ĐTĐ 2) (đôi khi được gọi là “tiểu đường”) là một bệnh làm rối loạn sử dụng đường (glucose) của cơ thể.
  • Mọi tế bào trong cơ thể cần đường để hoạt động bình thường. Đường đi vào trong các tế bào nhờ một hóc-môn Insulin. Nếu không có đủ insulin, hoặc nếu cơ thể không đáp ứng với insulin, đường sẽ tích tụ trong máu. Đó là điều xảy ra trên các bệnh nhân ĐTĐ2
  • Có 2 dạng đái tháo đường. ĐTĐ típ 1 là cơ thể không sản xuất hoặc sản xuất rất ít insulin. Trên ĐTĐ2, vấn đề là:
    • Tế bào cơ thể không đáp ứng với insulin
    • Cơ thể không sản xuất đầy đủ insulin
    • Hoặc cả hai

Triệu chứng của đái tháo đường típ 2 là gì?

  • Thường thì ĐTĐ 2 không gây ra triệu chứng. Khi thật sự có triệu chứng sẽ có: phải đi tiểu thường xuyên hơn; khát nước dữ dội; đói – cần phải ăn nhiều hơn; sụt cân nhanh, nhìn mờ

Nếu đái tháo đường típ 2 ít khi gây ra triệu chứng, tại sao tôi lại phải quan tâm tới nó?

  • Mặc dù ĐTĐ2 không làm cho bạn cảm giác bị bệnh, nhưng tình trạng đường trong máu cao có thể tạo ra các rối loạn nghiêm trọng sau này nếu không được điều trị. Các rối loạn có thể dẫn tới: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh thận, vấn đề về thị lực (thậm chí bị mù), đau hoặc mất cảm giác ở tay và chân, đôi khi có thể cần phải bị cắt cụt chân hoặc tay nếu bệnh nặng, rối loạn cương dương ở người nam…

Làm sao để tôi biết mình bị đái tháo đường típ 2?

  • Để biết bạn bị ĐTĐ2, các bác sĩ sẽ cho bạn thử máu để biết nồng độ đường trong máu, đo HbA1C hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết.

Điều trị đái tháo đường típ 2 ra sao?

  • Có vài loại thuốc giúp kiểm soát đường huyết. Một số bệnh nhân chỉ cần uống thuốc để giúp cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn hoặc giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Một số bệnh nhân khác thì cần được chích insulin.
  • Tùy thuộc vào thuốc bạn sử dụng, bạn có thể sẽ cần phải thử đường huyết thường xuyên tại nhà. Tuy nhiên không phải bệnh nhân ĐTĐ 2 nào cũng cần phải làm điều này. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn khi cần thiết.
  • Đôi khi, bệnh nhân ĐTĐ2 cũng cần các thuốc khác để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Ví dụ, thuốc hạ mỡ máu sẽ giúp làm giảm khả năng bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
  • Thuốc không phải là phương phảp duy nhất để điều trị ĐTĐ2. Năng hoạt động thể lực, giảm cân, ăn uống đúng cách và không hút thuốc lá sẽ hỗ trợ các bệnh nhân khỏe mạnh.

Có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường típ 2 không?

  • Có thể được. Để giảm khả năng có thể bị ĐTĐ , điều quan trọng nhất là phải kiểm soát cân nặng. Nếu đã có bệnh thì việc giảm cân cũng sẽ cải thiện tình trạng sức khỏe và kiểm soát đường huyết. Năng hoạt động thể lực cũng hỗ trợ cho việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh.

Tài liệu tham khảo:

  1. American Diabetes Association. Diabetes Care in the Hospital: Standards of Medical Care in Diabetes — 2019.Diabetes Care 2019 Jan; 42:S173. (https://doi.org/10.2337/dc19-S015)
  2. GS.TS. Thái Hồng Quang, PGS.TS. Nguyễn Thy Khuê, GS.TS.Nguyễn Hải Thủy, PGS. Đỗ Trung Quân, PGS. Nguyễn Khoa Diệu Vân, GS.TS.Trần Hữu Dàng. Khuyến cáo Bệnh đái tháo đường: dịch tễ, phân loại, chẩn đoán – 2018. VADE 07/2019.