ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LẬP BẢN ĐỒ 3D TRONG CẮT ĐỐT NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT

Tác giả: BS. Nguyễn Văn Đáng – Nhóm điện sinh lý tim

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là loại nhịp nhanh phổ biến thường gặp ở nhiều độ tuổi bao gồm: nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất, nhịp nhanh vòng vào lại do đường phụ nhĩ thất, nhịp nhanh nhĩ….

Cắt đốt nhịp nhanh kịch phát trên thất đã được thực hiện từ lâu tại nhiều trung tâm. Cắt đốt bằng sóng cao tần hiệu quả thành công rất cao và an toàn cho các bệnh nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất dạng QRS hẹp vòng vào lại nhĩ thất hay vòng vào lại nút nhĩ thất.

Phương pháp cắt đốt truyền thống được thực hiện dưới màn hình huỳnh quang tăng sáng dùng tia X hướng dẫn đặt các catheter chẩn đoán trong buồng tim và định hình vị trí cắt đốt nhịp nhanh.

Hình nghiêng trái 45 độ và hình nghiêng phải 30 độ giúp định hình catheter trong cắt đốt nhịp nhanh kịch phát

Ứng dụng công nghệ 3D cho việc cắt đốt truyền thống mang lại nhiều lợi ích ngoạn mục trong điều trị nhịp nhanh kịch phát trên thất.

Giảm thiểu thời gian dùng tia X trong quá trình thực hiện thủ thuật, và có thể không dùng đến tia X trong toàn bộ thủ thuật (fluoroless) như vẫn thường hay thực hiện tại các quốc gia như Singapore, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản. Gia tăng tỷ lệ thành công trong các trường hợp phức tạp về giải phẫu tim và cắt đốt khó.

Hình: thời gian chiếu tia x chỉ vài s trong thực hiện cắt đốt AVNRT(nhịp nhanh vòng vào lại chậm nhanh tại nút nhĩ thất) của thủ thuật 3D

Minh hoạ 1 trường hợp bệnh nhân:

Bệnh nhân nam 15 tuổi. Nhập viện vì lên cơn nhịp  nhanh kịch phát trên thất 180 lần/phút có triệu chứng nặng choáng váng. Sau khi xử trí cấp cứu cắt cơn tại bệnh viện tỉnh. Bệnh nhân được giới thiệu lên bệnh viện Tim Tâm Đức thực hiện thủ thuật cắt đốt nhịp nhanh.

Hình ECG: nhịp nhanh QRS hẹp 180 lần phút không rõ sóng p trong cơn nhịp nhanh gợi ý AVNRT or AVRT.

Sau khi thăm khám đánh giá tình trạng bệnh nhân. ECG nhịp nhanh của bệnh nhân gợi ý nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại tại nút nhĩ thất hoặc nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất. 

Bệnh nhân hiện còn nhỏ tuổi nên chúng tôi tiến hành thực hiện thủ thuật cắt đốt cho bệnh nhân bằng kỹ thuật 3D nhằm hạn chế thời gian chiếu tia X tới mức thấp nhất.

Thủ thuật được tiến hành bằng hệ thống điện sinh lý và máy Ensite 3D Navx.

Dựng hình tĩnh mạch chủ dưới từ tĩnh mạch đùi đến nhĩ phải bằng catheter xoang vành

Dựng hình 3D các cấu trúc trong tim (nhĩ phải, vòng van 3 lá, xoang vành) bằng catheter xoang vành dưới hướng dẫn của 3D và tín hiệu trong buồng tim. Các catheter khác sẽ được đặt vào vị trí theo hình 3D tạo lập này.

Đặt các catheter chẩn đoán còn lại dựa trên mô hình 3D và dùng 1.2p tia X cho map nhịp nhanh nghiên cứu ngoài cắt đốt nhịp nhanh của bệnh nhân.

Khảo sát điện sinh lý cơ bản với các tín hiệu điện trong tim ghi nhận bằng các catheter xoang vành (CS, xanh da trời), thất P (RVA, màu đỏ), bó His (His, màu vàng)

Khởi phát cơn nhịp nhanh để chẩn đoán cơ chế nhịp nhanh

Chẩn đoán cơ chế của nhịp nhanh (AVNRT: nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất kiểu chậm- nhanh điển hình) bằng các nghiệm pháp trong điện sinh lý

Tiến hành dùng catheter cắt đốt đường dẫn truyền chậm gần lổ xoang vành và đánh dấu vị trí cắt đốt thành công (màu tím). Theo dõi di chuyển của catheter liên tục trong quá trình cắt đốt bằng 3D và không cần dùng tia X.

Tín hiệu cắt đốt đường chậm thành công với nhịp bộ nối gia tốc

Kết thúc thủ thuật an toàn. Kiểm tra đánh giá thành công.

Tia X (1.2p) dùng cho các thử nghiệm map các điểm trong tâm nhĩ của nhịp nhanh và không liên quan đến thủ thuật điều trị nhịp nhanh.

Kết luận: Kỹ thuật cắt đốt bằng 3D mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bệnh nhân loạn nhịp tim và hứa hẹn sẽ được thực hiện rộng rãi trong những năm tới đây

Tài liệu tham khảo

  • Pani et al; Zerofluoro Supraventricular Tachycardia Ablation, Circ ArrhythElectrophysiol.
    2018;11:e005592. DOI: 10.1161/CIRCEP.117.005592

Leave a Reply

Your email address will not be published.