Tiền Sản Giật: nguy cơ cần chú ý cho thai phụ

Thai phụ - sinh nở

Tiền sản giật là một nguy cơ lớn cho thai phụ bên cạnh tăng huyết áp thai kỳ và tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, biến chứng nguy hiểm của tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến tim mạch.

Tại Việt Nam, tỷ lệ Tiền sản giật trước 34 tuần là 0,43%, tỷ lệ Tiền sản giật từ 34 -37 tuần là 0,70% và tỷ lệ Tiền sản giật sau 37 tuần là 1,68% so với toàn bộ thai kỳ. Ngoài ra, tỷ lệ tử vong mẹ liên quan đến tăng huyết áp trong thai kỳ nói chung và Tiền sản giật chiếm khoảng 14%. (Theo Bộ Y Tế)

Tiền sản giật là gì?

Trong bài viết chia sẻ về kiến thức y khoa, với nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu về sức khỏe thai kỳ, bác sĩ Alison, đại học Adelaide (Úc) hiểu rõ rằng huyết áp cao có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Tiền sản giật ảnh hưởng đến khoảng 3% các ca mang thai ở Úc.

Các triệu chứng khác của tiền sản giật có thể bao gồm:

Sưng phù do tích tụ chất lỏng và sự hiện diện của protein trong nước tiểu của thai phụ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả thận hay thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé.

Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu của người mẹ không phát triển đầy đủ, dẫn đến việc không cung cấp đủ máu cho nhau thai – hệ thống “hỗ trợ sự sống” và lọc máu, cung cấp dưỡng chất và oxy cho em bé đang phát triển. Khi nhau thai không phát triển đúng cách, sự tăng trưởng và sức khỏe của em bé có thể bị đe dọa.

Trong khi đó, các loại thuốc hạ huyết áp thường không hiệu quả với tiền sản giật, khiến cho việc điều trị rất hạn chế và hiện chưa có phương pháp chữa trị triệt để. 

Tiền sản giật - thai phụ

Bác sĩ Alison chia sẻ: “Với kiến thức chuyên sâu về tiền sản giật từ công việc nghiên cứu, tôi đã rất lo lắng rằng mình có thể mắc phải tình trạng này. Những giờ phút căng thẳng chờ đợi để biết nguyên nhân gây ra hiện tượng cao huyết áp của mình thực sự là một thử thách lớn đối với tôi.”

Điều này có thể dẫn đến việc chỉ định sinh em bé sớm để ngăn chặn tình trạng bệnh tiến triển, và việc sinh sớm lại có thể gây ra các vấn đề sức khỏe lâu dài cho bé. Thêm vào đó, phụ nữ từng bị tiền sản giật có nguy cơ mắc tăng huyết áp và bệnh lý tim mạch cao hơn trong tương lai.

Vậy giải pháp cho tiền sản giật là gì?

Bác sĩ Alison và nhóm nghiên cứu của cô tại Đại học Adelaide đang nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân gây ra tiền sản giật. Họ đã phát hiện ra rằng một loại tế bào đặc biệt – tế bào T điều hòa (Treg) – thuộc hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể và có mặt trong máu, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các mạch máu thích nghi và hoạt động hiệu quả trong thai kỳ.

Việc tìm ra cách sử dụng hoặc tạo thêm những tế bào miễn dịch này có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật. Đồng thời, chúng cũng có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch trong tương lai.

Tiến sĩ Care chia sẻ: “Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu của chúng tôi là giảm số lượng phụ nữ Úc phải chịu đựng bệnh lý tim mạch và mạch máu bằng cách ngăn ngừa tiền sản giật.”

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã hướng dẫn nguyên tắc sàng lọc Tiền sản giật như sau:

  • Tích hợp sàng lọc Tiền sản giật vào quy trình quản lý thai và khám thai cho tất cả các thai phụ.
  • Quy trình sàng lọc Tiền sản giật được thực hiện theo hai giai đoạn:
    • Giai đoạn 1: Từ tuần 11-13 của thai kỳ, mục tiêu là sàng lọc Tiền sản giật sớm và can thiệp dự phòng.
    • Giai đoạn 2: Vào ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối thai kỳ, tiếp tục sàng lọc Tiền sản giật cho cả Tiền sản giật sớm và Tiền sản giật muộn, nhằm quản lý các trường hợp nguy cơ cao, xác định thời điểm, địa điểm và phương thức kết thúc thai kỳ phù hợp cho từng trường hợp.
  •  
Thai phụ - sinh nở
Phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý đến chỉ số huyết áp và đường huyết của mình.

Các vấn đề sức khỏe khác cần lưu ý trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý đến chỉ số huyết áp và đường huyết của mình. Tiền sản giật là một trong ba tình trạng phổ biến trong thai kỳ, bên cạnh tăng huyết áp thai kỳ và tiểu đường thai kỳ. Khi mắc tiểu đường thai kỳ, cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến mức đường huyết cao hơn bình thường. Khoảng 1/3 phụ nữ sẽ gặp phải một trong những tình trạng này trong thai kỳ.

Tuy nhiên, ít ai biết là những phụ nữ trải qua các tình trạng này trong giai đoạn mang thai có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch và mạch máu cao gấp 4 lần trong tương lai. Nguy cơ này tiếp tục cao trong suốt phần đời còn lại, ngay cả sau khi họ đã sinh con.

Lưu ý sức khỏe của bạn khi mang thai

Nếu bạn đang mang thai hoặc đã từng gặp phải các vấn đề liên quan đến thai kỳ, hiện có nhiều cách giúp bạn quản lý sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hãy tham khảo thông tin ở các nguồn đáng tin cậy để xây dựng chế độ ăn uống tốt cho tim và duy trì các hoạt động thể chất phù hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nếu bạn từng được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, hoặc huyết áp thai kỳ, hãy thảo luận với bác sĩ về việc kiểm tra sức khỏe tim mạch. Hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ hoặc các xét nghiệm được bác sĩ khuyến cáo trước, trong và sau thai kỳ.

(Nguồn: Hiệp hội Tim mạch Úc, Bộ Y Tế Việt Nam)

PGS.TS.BS. NGUYỄN THỊ BÍCH ĐÀO - CHỦ TỊCH HỘI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - NỘI TIẾT TP. HCM
Khám tim với Chuyên gia: PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Bích Đào, Phó Giám đốc Phụ trách Nội tiết, Chuyển hóa và Dinh dưỡng, Bệnh viện Tim Tâm Đức.

Leave a Reply

Your email address will not be published.