PHỤC HỒI SAU NHIỄM COVID-19
COVID-19 là gì?
COVID-19 là viết tắt của “Bệnh coronavirus 2019”. Bệnh được gây ra bởi một loại vi-rút có tên là SARS-CoV-2. Loại vi-rút này xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 và nhanh chóng lây lan khắp thế giới.
Những người bị COVID-19 có thể bị sốt, ho, khó thở (khi vi rút lây nhiễm vào phổi) và các triệu chứng khác.
Vì COVID-19 là một căn bệnh khá mới nên các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu cách bệnh nhân phục hồi sau căn bệnh này. Họ cũng đang nghiên cứu những ảnh hưởng lâu dài của bệnh trên những người nhiễm bệnh.
Khi nào bạn sẽ khỏe lại sau khi nhiễm COVID-19?
Đối với hầu hết những người bị nhiễm COVID-19, các triệu chứng sẽ thuyên giảm trong vòng vài tuần. Nhưng ở một số người khác, đặc biệt là những người mắc bệnh mà cần phải đến bệnh viện, các triệu chứng vẫn sẽ tiếp tục ở mức độ nhẹ hoặc nặng hơn.
Hiện nay, COVID-19 thường được mô tả gồm 2 giai đoạn bệnh và hồi phục:
● “COVID-19 cấp tính” : các triệu chứng sẽ kéo dài đến 4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Hầu hết những người bị COVID-19 nhẹ thường không có các triệu chứng sau giai đoạn này, nhưng một vài bệnh nhân khác thì có.
● “Hậu nhiễm COVID-19” : các triệu chứng tiếp tục kéo dài hơn 3 tháng sau khi bị nhiễm bệnh. Tình trạng này thường gặp ở những người bị bệnh nặng, cần nhập khoa hồi sức hoặc cần thở máy.
Những triệu chứng nào thường kéo dài nhất?
Các triệu chứng thường kéo dài hơn vài tuần bao gồm:
● Cảm thấy rất mệt mỏi
● Khó thở
● Khó chịu ở ngực
● Ho
Các triệu chứng khác cũng có thể tiếp tục sau một vài tuần bao gồm rối loạn khứu giác hoặc vị giác, nhức đầu, chảy nước mũi, đau khớp hoặc cơ, khó ngủ hoặc khó ăn, đổ mồ hôi và tiêu chảy. Một số người cũng có các triệu chứng tâm lý bao gồm:
● Khó suy nghĩ rõ ràng, tập trung hoặc ghi nhớ
● Trầm cảm, lo lắng hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn (“PTSD”)
Các bác sĩ khó dự đoán khi nào các triệu chứng sẽ cải thiện, vì điều này khác nhau với mỗi người. Sự phục hồi của bệnh phụ thuộc vào độ tuổi, tổng trạng và mức độ nặng của các triệu chứng COVID-19 ở từng bệnh nhân. Một số triệu chứng như mệt mỏi vẫn có thể tiếp tục ngay cả khi những triệu chứng khác cải thiện hoặc biến mất.
Khi nào bạn cần đến tái khám sau nhiễm COVID-19?
Triệu chứng mệt mỏi thường phổ biến và có thể kéo dài vài tuần sau khi bạn hồi phục. Tuy nhiên bạn cần đến bệnh viện kiểm tra nếu triệu chứng như mệt mỏi nhiều, đau ngực hoặc khó thở kéo dài 2 đến 3 tuần hoặc xuất hiện thêm triệu chứng mới.
Các triệu chứng hậu COVID-19 được điều trị như thế nào?
Nguyên tắc là điều trị triệu chứng và kết hợp các phương pháp điều trị với nhau. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều . Bạn cũng có thể thử những cách sau:
● Lên kế hoạch thực hiện những công việc quan trọng khi bạn có nhiều năng lượng nhất, thường là vào buổi sáng
● Vận động bản thân để không phải làm nhiều việc cùng lúc và nghỉ giải lao nếu bạn cảm thấy mệt mỏi
● Một ngày chỉ những nhiệm vụ và hoạt động nào là quan trọng nhất để bạn không sử dụng nhiều năng lượng hơn mức cần thiết.
● Cải thiện “vệ sinh giấc ngủ” bằng những việc như đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, tránh uống caffein và rượu vào cuối ngày và không nhìn vào màn hình trước khi đi ngủ.
● Dùng thuốc giảm các triệu chứng như ho hoặc đau
● Phục hồi chức năng tim – cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn bằng việc tập thể dục, thay đổi chế độ ăn uống và bỏ hút thuốc lá.
● Phục hồi chức năng phổi – bao gồm các bài tập thở để giúp phổi của bạn khỏe mạnh hơn.
● Điều trị lo âu hoặc trầm cảm
● Các bài tập luyện giúp ghi nhớ và tập trung
Làm thế nào để không có những triệu chứng dai dẳng sau COVID-19?
Cách duy nhất đó là tránh nhiễm COVID-19. Hầu hết người bị nhiễm không bị bệnh nặng. Tuy nhiên không thể biết ai sẽ hồi phục nhanh chóng và ai sẽ có các triệu chứng dai dẳng. Cách tốt nhất để ngăn ngừa COVID-19 là tiêm vắc xin. Ngoài việc bảo vệ bản thân, việc chủng ngừa cũng sẽ giúp bảo vệ những người khác. Những người không được tiêm vaccin vẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách cách ly xã hội, đeo khẩu trang nơi công cộng và rửa tay thường xuyên.
Nguồn: https://www.uptodate.com/contents/recovery-after-covid-19-the-basics
Leave a Reply