Giúp Trẻ Em Đối Phó Với Căng Thẳng Và Lo Lắng Trong Dịch Covid-19

Home / Cập nhật dịch viêm phổi cấp do virus Corona mới (2019 - nCoV) / Giúp Trẻ Em Đối Phó Với Căng Thẳng Và Lo Lắng Trong Dịch Covid-19

Giúp Trẻ Em Đối Phó Với Căng Thẳng Và Lo Lắng Trong Dịch Covid-19

Thông tin cho bệnh nhân & thân nhân Tim bẩm sinh

BS Phạm Thục Minh Thủy dịch

Nhiều trẻ em và thanh thiếu niên đang cảm thấy căng thẳng và lo lắng về bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). Điều này hoàn toàn bình thường. Những cảm xúc này nặng nề hơn đối với trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh (TBS) và các thành viên khác trong gia đình. Khi không hiểu rõ một vấn đề nào đó như Covid-19, chúng ta thường cảm thấy không an toàn. Tuy nhiên, có vài điều mà cha mẹ và người thân có thể hỗ trợ để cân bằng những cảm xúc này một cách nhẹ nhàng; dựa trên khuyến cáo của CNOC (Cardiac Neurodevelopmental Outcome Collaborative).

 Lưu ý: Tất cả chúng ta đều có cách xử lý vấn đề khác nhau và điều quan trọng là chọn biện pháp mình thấy phù hợp.

1. Cố gắng giữ bình tĩnh và tạo cảm giác yên tâm khi nói chuyện với trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể tự tìm kiếm thông tin về COVID-19 từ nhiều nguồn khác nhau, có thể không chính xác. Do đó, nên nhấn mạnh với trẻ rằng, người lớn đang làm mọi việc để giúp trẻ được an toàn và hướng dẫn trẻ những gì chúng có thể làm (như là rửa tay, giữ khoảng cách với người khác bên ngoài gia đình…). Cần hạn chế các cuộc trò chuyện và thông tin từ phương tiện truyền thông mang tính tiêu cực trước mặt trẻ.

2. Sẵn sàng trả lời các câu hỏi về COVID-19 của trẻ. Con bạn có thể hỏi về COVID-19 bất kỳ lúc nào, ngay cả khi bạn đang bận rộn. Nếu có thể, hãy dừng việc bạn đang làm để trả lời các câu hỏi của con bạn. Hãy thành thật với trẻ và cung cấp thông tin chính xác, phù hợp với độ tuổi của chúng. Sẽ tốt hơn khi thông tin về COVID-19 đến từ những người lớn đáng tin cậy thay vì phương tiện truyền thông xã hội hoặc bạn bè của trẻ. Một số trẻ có thể không có câu hỏi hoặc mối quan tâm nào cả và điều đó cũng không sao. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và sẽ xử lý tình huống theo những cách khác nhau.

3. Duy trì thói quen và cách ứng xử. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn. Mặc dù con bạn có thể phải ở nhà nhưng hãy khuyến khích chúng tiếp tục thói quen hằng ngày, cũng như đúng giờ (ăn uống, tắm rửa, thay quần áo, đi ngủ v.v.). Điều này quan trọng đối để trẻ hiểu là người lớn vẫn kiểm soát hành động của trẻ. Bạn có thể cho con biết rằng việc cảm thấy nhiều cảm xúc khác thường trong thời gian này là bình thường (như là thấy lo lắng, buồn, cô đơn, giận dữ, chán…), nhưng chúng cần kiểm soát hành vi của mình.

4. Giúp trẻ khỏe mạnh. Tìm cách để trẻ có thể hoạt động thể chất (như là đi bộ hoặc đi xe đạp nếu bạn có thể giữ khoảng cách với người khác, tìm các video hướng dẫn hoạt động thể chất trực tuyến). Thanh thiếu niên có thể tập yoga, tập trung vào hơi thở, chánh niệm và các bài tập thiền được hướng dẫn như ở website này: https://www.headspace.com/covid-19, https://blog.calm.com/take-a-deep-breath

Trẻ có thể dễ ăn uống lành mạnh hơn nếu có những thực phẩm lành mạnh trong nhà. Luôn có sự kết nối giữa thể chất và tâm lý, nên tình trạng thể chất của trẻ cũng sẽ ảnh hưởng đến cách chúng xử lý căng thẳng và lo lắng.

5. Giúp con bạn duy trì kết nối với bạn bè và các thành viên khác trong gia đình. Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn để giúp con bạn kết nối. Thanh thiếu niên có thể sẽ tự làm việc này nhưng trẻ em có thể cần trợ giúp để thiết lập cuộc hẹn ảo với bạn bè hoặc trò chuyện video với ông bà.

6. Để trẻ được nói chuyện với chuyên gia tâm lý. Nếu con bạn đang trải qua nhiều lo lắng, tâm trạng chán nản hoặc thay đổi hành vi (ví dụ như có các cơn hoảng loạn, khóc nhiều, các vấn đề thay đổi hành vi, hoặc khó ngủ hoặc không cảm thấy đói như trước đây). Con bạn có thể cần nói chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần (ví dụ như nhà tâm lý học, nhân viên xã hội,…) thông qua các buổi trực tuyến, mà không cần ra khỏi nhà, gọi là “chăm sóc sức khỏe từ xa”. Để tìm một chuyên gia sức khỏe tâm thần, liên hệ phòng khám đang theo dõi sức khỏe cho con bạn để tìm hiểu nếu họ có dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa. Bạn cũng có thể liên lạc phòng khám hoặc bệnh viện đang điều trị cho trẻ hoặc bác sĩ tim mạch của trẻ để hỏi thêm thông tin. Nhiều bệnh viện có nhân viên xã hội và nhà tâm lý học sẵn sàng hỗ trợ từ xa hoặc có thể giới thiệu cho bạn một chỗ có cung cấp dịch vụ y khoa trực tuyến.

7. Các địa chỉ website dưới đây có thêm thông tin cho bạn về cách đối phó với lo lắng và căng thẳng liên quan đến COVID-19 ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Center for Pediatric Traumatic Stress:
https://www.healthcaretoolbox.org/…/602-covid19-children-an…

National Child Traumatic Stress Network:
https://www.nctsn.org/…/parent-caregiver-guide-to-helping-f…

SAMHSA:
https://store.samhsa.gov/…/Talking-With-Chi…/PEP20-01-01-006

National Association of School Psychologists:
https://www.nasponline.org/…/talking-to-children-about-covi…

Information for families of children with developmental disabilities:
https://www.smore.com/udqm2-covid-19-preparedness

Information for families of children with autism:
https://afirm.fpg.unc.edu/supporting-individuals-autism-thr…

Video của hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ nói với trẻ em về COVID-19:
https://youtu.be/FcYZWiF3PNc

Sách và truyện tranh online có thể giúp giải thích COVID-19 với trẻ nhỏ:
https://akidsbookabout.com/
https://www.flipsnack.com/…/coronavirus-soci…/full-view.html
https://nursedottybooks.files.wordpress.com/…/dave-the-dog-…
https://drive.google.com/…/1PYrKYfOBa4p-azI5z_46KJMbi1…/view

Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn cần giúp đỡ về sức khỏe thông qua hộp thư Fanpage Bệnh viện Tim Tâm Đức.

Nguồn:
https://www.conqueringchd.org/
Bài đăng chuyên mục Education bởi Jessica Chenevert ngày 31/3/2020

Ảnh: Báo Tuổi Trẻ Online

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.