Bệnh tiểu đường thường diễn tiến âm thầm và nhiều khi bệnh nhân mới được chẩn đoán đã có những biến chứng nặng nề. Chiến lược sàng lọc phát hiện sớm bệnh Đái tháo đường, Tiền Đái tháo đường nhằm can thiệp kịp thời là biện pháp tốt nhất ngăn chặn sự gia tăng của bệnh cũng như các biến chứng của bệnh.
Đái tháo đường hay Tiểu đường là bệnh mạn tính, có tỉ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như khu vực châu Á và Việt Nam.
Theo Bộ Y Tế, mỗi năm có khoảng 5-10% người mắc tiền đái tháo đường sẽ tiến triển thành đái tháo đường. Tổng cộng, khoảng 70% người bị tiền đái tháo đường cuối cùng sẽ phát triển thành đái tháo đường thực sự nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời.
[ CẦN BIẾT: Nguyên nhân bệnh thần kinh tiểu đường, cách phòng tránh và điều trị ]
Vậy “Tiền Đái tháo đường” là gì?
Tiền đái tháo đường là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và Đái tháo đường típ 2 (type 2), khi nồng độ đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường.
Tiền Đái tháo đường bao gồm:
- Người “Rối loạn đường huyết đói”
- Rối loạn dung nạp glucose
- Tăng HbA1c
Phát hiện sớm và điều trị Tiền Đái tháo đường
Nếu không có sự can thiệp và điều trị nào, Tiền Đái tháo đường có thể trở thành bệnh Đái tháo đường type 2 trong vòng 5-10 năm hoặc sớm hơn.
Tiền Đái tháo đường vẫn có thể gây hại cho tim và hệ tuần hoàn như suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, mù loà,… trong một thời gian dài trước khi trở thành bệnh Đái tháo đường.
Đã có các nghiên cứu chứng minh rằng sự tiến triển đến bệnh Đái tháo đường típ 2 có thể bị trì hoãn hay được ngăn ngừa vĩnh viễn nếu việc chữa trị được tiến hành ngay từ khi phát hiện Tiền Đái tháo đường.
Ai là người có nguy cơ cao bị Tiền Đái tháo đường?
Cần làm xét nghiệm để tầm soát phát hiện Đái tháo đường hoặc Tiền Đái tháo đường ở người lớn không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng và có một trong những yếu tố nguy cơ sau:
1. Người béo phì, mập thừa cân
Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau:
- Có người thân trực hệ (bố mẹ, anh chị em ruột, con ruột) bị Tiểu đường / Đái tháo đường.
- Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
- Tăng huyết áp.
- Rối loạn lipid máu.
- Ít hoạt động thể lực.
- Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang. Hoặc các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin.
2. Phụ nữ đã được chẩn đoán Đái tháo đường thai kỳ
- Đọc thêm: Sản phụ cần biết về bệnh tim mạch và thai kỳ
- Tiền Sản Giật: nguy cơ cần chú ý cho thai phụ
3. Tất cả mọi người từ tuổi 45 trở lên
Làm gì khi có yếu tố nguy cơ bị Tiền Đái tháo đường?
Nếu bạn hoặc người thân nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ này thì cần đi khám ngay để có thể phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp thích hợp.
Bệnh viện Tim Tâm Đức có khám bệnh Đái tháo đường – Nội tiết chuyển hóa, giúp người bệnh phát hiện kịp thời ngay cả khi không có triệu chứng.
Khoa Tim Mạch Chuyển HóaBệnh viện Tim Tâm Đức với đội ngũ Bác sĩ, Chuyên gia có chuyên môn sâu về Tim mạch, Nội tiết và Dinh dưỡng chuyên quản lý, chẩn đoán và điều trị những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch chuyển hóa như: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì… cũng như những bệnh lý tim mạch liên quan đến các rối loạn này như suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên. (Xem thông tin Khoa Tim mạch Chuyển hóa) |
Leave a Reply