Phát hiện và Điều trị Đau thắt ngực do bệnh tim

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến, có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng đến những nguyên nhân không liên quan đến tim.

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của người bệnh. 

Bài viết do ThS.BS Ngô Thị Kim Ánh – Phó Giám đốc Điều trị Ngoại trú, Trưởng Khoa khám bệnh cung cấp tổng quan kiến thức rất hữu ích về dấu hiệu, triệu chứng cũng như các bước chẩn đoán và khám liên quan cơn đau thắt ngực / đau nhói ngực. Bài viết tổng hợp từ buổi Tư vấn Sức khỏe Tim mạch định kỳ của Bệnh viện Tim Tâm Đức tổ chức.

Các kiểu cơn đau ngực thường gặp

Đau ngực có thể được mô tả theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm:

  1. Đau thắt ngực đột ngột: Cảm giác đau dữ dội, giống như bị dao đâm.
  2. Cảm giác ép ngực: Đau nặng nề, không rõ ràng.
  3. Cảm giác siết chặt lồng ngực
  4. Cảm giác nóng ran ngực: Đau vùng ngực giống như có lửa nóng rực bên trong.

Cần biết: 10 Dấu hiệu bệnh tim: Đau thắt ngực, sưng mắt cá chân, nghẹn và buồn nôn

Các nguyên nhân đau ngực không do tim

Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau ngoài bệnh lý tim mạch, bao gồm:

  • Vùng xương, cơ và da: Bất thường ở cơ liên sườn, gãy xương sườn.
  • Bệnh lý về phổi: Viêm phổi, tắc nghẽn động mạch phổi, tràn dịch hoặc tràn khí màng phổi.
  • Vấn đề tiêu hóa: Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Rối loạn tâm thần kinh: Trầm cảm, lo âu có thể gây đau ngực.

Bác sĩ khám tim

Đau ngực do bệnh tim mạch

Đau ngực do bệnh tim mạch chủ yếu là do thiếu máu cơ tim. Mạch máu bị tắc nghẽn do mảng xơ vữa sẽ giảm cung cấp máu và oxy cho cơ tim, dẫn đến cơn đau.

Tính chất của đau ngực do thiếu máu cơ tim

Đau ngực điển hình xuất hiện khi gắng sức, tổn thương mạch vành càng nặng thì triệu chứng đau ngực xuất hiện càng sớm, ngay cả khi vận động nhẹ. Đau ngực giảm khi ngừng vận động.

Cơn đau ngực có thể lan lên tay trái, cằm, hoặc ra sau lưng, có thể giảm khi bệnh nhân sử dụng thuốc giãn mạch (ngậm hoặc xịt dưới lưỡi).

Các triệu chứng đi kèm

Ngoài cơn đau ngực, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như:

  • Lo âu, hồi hộp
  • Chóng mặt, mệt mỏi
  • Buồn nôn, vã mồ hôi
  • Khó thở, đau nửa người trên

Triệu chứng “tương đương đau ngực”

Bệnh nhân tiểu đường, người cao tuổi hoặc phụ nữ trẻ có thể không cảm nhận rõ đau ngực, thay vào đó là mệt mỏi, khó thở, hoặc cảm giác không điển hình khác.

Các bệnh lý tim mạch gây đau ngực

Phình hay bóc tách động mạch chủ: Có thể gây đau ngực dữ dội nếu động mạch chủ bị bóc tách cấp tính.

Hẹp van động mạch chủ, Bệnh cơ tim phì đại: Gây đau ngực giống thiếu máu cơ tim.

Chẩn đoán đau ngực do bệnh tim mạch

Quá trình chẩn đoán cơn đau thắt ngực bao gồm:

Hỏi bệnh và thăm khám

Bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về triệu chứng và thăm khám để xác định nguyên nhân.

Bác sĩ khám tim

Xác định yếu tố nguy cơ tim mạch

  1. Hút thuốc lá
  2. Tăng cholesterol máu
  3. Ít vận động
  4. Đái tháo đường
  5. Béo phì, tăng huyết áp
  6. Căng thẳng, trầm cảm

Xét nghiệm cận lâm sàng

  1. Điện tâm đồ.
  2. X-quang tim phổi: Loại trừ các bệnh lý phổi gây đau ngực.
  3. Siêu âm tim: Phát hiện các bệnh lý như hẹp động mạch chủ, phì đại cơ tim.
  4. Xét nghiệm máu: Kiểm tra các bệnh lý tiềm ẩn như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.

Các xét nghiệm chuyên sâu

  1. Điện tâm đồ gắng sức: Theo dõi điện tâm đồ khi bệnh nhân vận động để phát hiện thiếu máu cơ tim.
  2. Siêu âm tim Dobutamine: Khi truyền thuốc Dobutamine làm kích thích tim tăng hoạt động, cùng lúc đó đánh giá co bóp tim qua siêu âm.
  3. MSCT mạch vành: Chụp CT để xác định tình trạng hẹp động mạch vành khi có chỉ định của bác sĩ.
  4. Chụp động mạch vành: Là một xét nghiệm xâm lấn, được thực hiện khi cần can thiệp để điều trị tắc nghẽn mạch vành.

> Thông tin Bổ ích: Để tim khỏe bạn cần biết 5 con số quan trọng này

Kết luận

Đau ngực có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ bệnh lý tim mạch đến các vấn đề không liên quan đến tim. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề tim mạch là rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.


Khám tim với chuyên gia - ThS.BS Ngô Thị Kim Ánh

Khám tim với chuyên gia – ThS.BS Ngô Thị Kim Ánh – Phó Giám đốc Điều trị Ngoại trú, Trưởng Khoa khám bệnh

ThS.BS Ngô Thị Kim Ánh là bác sĩ tim mạch giỏi, được đào tạo chuyên sâu, có bề dày kinh nghiệm và tận tâm với người bệnh. Bác sĩ Ánh đã giúp nhiều bệnh nhân cải thiện sức khỏe, tìm lại niềm hy vọng và sự an tâm trong hành trình điều trị.

🌿 ThS BS Ngô Thị Kim Ánh hiện đang đảm nhiệm vị trí Phó Giám Đốc điều trị ngoại trú kiêm Trưởng Khoa Khám bệnh tại Bệnh viện Tim Tâm Đức.

Bác sĩ Ánh có chuyên môn sâu trong điều trị các bệnh lý tim mạch và nội tổng quát, đồng thời có nhiều kinh nghiệm với các kỹ thuật siêu âm tim, siêu âm tim thai và siêu âm mạch máu. Những kỹ thuật này giúp chẩn đoán chính xác và nâng cao cơ hội hồi phục cho nhiều bệnh nhân.

Leave a Reply

Your email address will not be published.