Rung nhĩ có thể xảy ra đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể bị “thúc đẩy” bởi các yếu tố như huyết áp cao, bệnh mạch vành, các vấn đề về van tim hoặc bệnh tim bẩm sinh.
Cung cấp toàn cảnh về rung nhĩ, nguy cơ và phương thức điều trị, bài viết được tổng hợp và chia sẻ từ những kiến thức giá trị của bác sĩ Tôn Nữ Khánh An, Phó Khu Điều trị đặc biệt, với lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu về Điện sinh lý – tạo nhịp tim, các bệnh lý nội khoa chung và bệnh lý tim mạch.
Tại Việt Nam, có khoảng 60 triệu người mắc rung nhĩ, trong đó hơn ⅓ là người trên 80 tuổi.
Rung nhĩ là gì?
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ nhanh và không đều. Các triệu chứng bao gồm: đánh trống ngực, đôi khi mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, khó thở và choáng ngất. Khi rung nhĩ, bệnh nhân có nguy cơ cao hình thành huyết khối trong tâm nhĩ, trôi theo dòng tuần hoàn gây đột quỵ.
Nhận biết các loại rung nhĩ
- Rung nhĩ kịch phát là rung nhĩ < 1 tuần và tự chuyển nhịp xoang hoặc cần can thiệp (bằng thuốc, sốc điện). Các cơn rung nhĩ kịch phát có thể tái diễn.
- Rung nhĩ bền bỉ là rung nhĩ liên tục > 1 tuần, < 1 năm.
- Rung nhĩ dai dẳng là rung nhĩ kéo dài > 1 năm, nhưng vẫn có khả năng khôi phục nhịp xoang.
- Rung nhĩ mạn tính là rung nhĩ không thể chuyển nhịp về hoặc duy trì được nhịp xoang. Khi rung nhĩ càng kéo dài, cơ hội chuyển nhịp tự nhiên về nhịp xoang càng giảm và càng khó hơn do cơ nhĩ bị tái cấu trúc.
Triệu chứng của rung nhĩ
Mặc dù rung nhĩ thường không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh có thể cảm thấy tim đập nhanh hoặc loạn nhịp (giống cảm giác hồi hộp), hoặc gặp khó thở và chóng mặt.
Theo Bộ Y Tế Việt Nam, các triệu chứng của rung nhĩ bao gồm:
- Cảm giác mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng (thường gặp nhất)
- Nhịp tim nhanh hơn bình thường và không đều (lúc nhanh lúc chậm)
- Thở nông
- Hồi hộp trống ngực (cảm giác tim đập nhanh, thình thịch, rộn ràng)
- Khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày hoặc giảm khả năng đáp ứng với vận động thể lực
- Đau hoặc cảm giác tức nặng ngực
- Tiểu tiện nhiều lần
ĐỌC THÊM: Hiểu về loạn nhịp tim. Bạn có bị tim đập nhanh rối loạn?
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ bị đột quỵ
Nếu không được điều trị, rung nhĩ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim hoặc hình thành cục máu đông trong tim, gây ra đột quỵ.
- Tìm hiểu thêm về Dấu hiệu nhận biết Đột Quỵ
Nguy cơ đột quỵ ở người mắc rung nhĩ cao gấp năm lần so với bình thường, và rủi ro này tăng lên theo tuổi tác cũng như các bệnh lý khác như huyết áp cao hay tiểu đường.
Để chẩn đoán rung nhĩ, bác sĩ sẽ đo điện tâm đồ (ECG) hoặc cho bệnh nhân sử dụng thiết bị đo nhịp tim 24 giờ để theo dõi nhịp tim. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá nguy cơ đột quỵ để xác định liệu bạn có cần dùng thuốc chống đông máu hay không.
Thang điểm CHADSVA: Đo nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ
Mức điểm và ý nghĩa của từng mức:
Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá thêm những yếu tố nguy cơ khác như bệnh nhân có bệnh thận mạn hay không, kích thước nhĩ trái như thế nào, chỉ số suy tim có cao không,… để cân nhắc và lựa chọn kháng đông phù hợp nhất cho bệnh nhân. |
Các bác sĩ cũng sẽ đánh giá tình trạng rung nhĩ của bạn. Nó có xảy ra ngắt quãng rồi tự biến mất (rung nhĩ kịch phát), hay là rung nhĩ liên tục hay có đi kèm các dạng rối loạn nhịp khác không? Tình trạng này ảnh hưởng như thế nào đến chức năng tim? Các triệu chứng của bạn có nghiêm trọng hay không?
- Mời bạn xem tiếp “Các phương pháp điều trị rung nhĩ và Quy trình khám và điều trị bệnh rung nhĩ tại Bệnh viện Tim Tâm Đức“