Ngồi làm việc 8 tiếng mỗi ngày, tim bạn đang “kêu cứu”

Dân văn phòng ngồi lâu có nguy cơ rất cao các bệnh lý tim mạch, tiểu đường

Bạn có biết dân văn phòng ngồi làm việc 8-10 giờ mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch? Bài viết sau giúp bạn hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa việc ngồi một chỗ quá nhiều và bệnh tim, đồng thời cung cấp những lời khuyên hữu ích để bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng nhanh gánh nặng bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và làm giảm tuổi thọ của người dân.

Việc ngồi liên tục hàng giờ không còn là điều hiếm gặp với nhiều người Việt Nam. Không chỉ nhân viên văn phòng, mà hiện nay cả tài xế xe công nghệ cũng phải đối mặt với công việc yêu cầu ngồi yên một chỗ nhiều giờ mỗi ngày.

Sự thiếu vận động đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những nhóm đối tượng trên.

Dân văn phòng ngồi lâu có nguy cơ rất cao các bệnh lý tim mạch, tiểu đường

Bài viết được lược dịch từ những nghiên cứu của Bác sĩ Erin Michos, chuyên gia tim mạch tại Đại học Johns Hopkins và Phó giám đốc khoa tim mạch dự phòng tại Trung tâm Ciccarone về Phòng ngừa Bệnh Tim.

Bác sĩ Erin Michos chia sẻ về những nguy hiểm của việc ngồi nhiều và cách bạn có thể khắc phục.

Việc ngồi quá nhiều ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Một nghiên cứu tổng hợp được công bố vào năm 2015 trên Tạp chí Y học Nội khoa Annals of Internal Medicine đã cho thấy rằng ngay cả khi đã thêm hoạt động thể chất vào thời gian biểu, việc ngồi lâu vẫn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ bệnh tim, tiểu đường type 2 và ung thư.

Lối sống lười vận động cũng có thể làm tăng nguy cơ tử vong, nguyên nhân có thể do bệnh tim mạch lẫn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

 ➡ Tập thể dục 30 phút mỗi ngày không quan trọng bằng việc bạn làm gì trong hơn 23 giờ còn lại trong ngày.

Dân văn phòng ngồi lâu có nguy cơ rất cao các bệnh lý tim mạch, tiểu đường
Dân văn phòng ngồi lâu ít vận động có nguy cơ các bệnh lý tim mạch, tiểu đường

Ngay cả người yêu thể thao cũng có thể bị xem là ít vận động?

Như đã đề cập, dù tập thể thao hơn 30 phút mỗi ngày nhưng nếu phần thời gian còn lại bạn không hoạt động thì sức khỏe cũng khó được cải thiện.

Bác sĩ Erin Michos tự nhận định bản thân là người năng động. Ông chạy bộ mỗi sáng từ 6 đến 8 km và cảm thấy tự hào với bản thân vì điều đó. Nhưng sau đó, ông sử dụng một thiết bị thông minh để theo dõi bước chân và nhận ra rằng mình không di chuyển nhiều trong phần còn lại của ngày.

“Đường đi làm của tôi khá xa, nên tôi phải ngồi xe 2 tiếng mỗi ngày. Những ngày không phải thăm khám, tôi ngồi trước máy tính suốt 8 tiếng để nghiên cứu hoặc giảng dạy. Có ngày tôi ngồi hơn 10 tiếng. Ngoài việc chạy bộ, tôi hầu như không vận động trong phần lớn thời gian còn lại mỗi ngày.”

Ngồi quá nhiều có làm giảm tác dụng của việc chạy bộ đều đặn không?

Không hoàn toàn đúng. Nghiên cứu gần đây của bác sĩ Erin cho thấy rằng việc tập thể dục với cường độ cao có thể giảm bớt một số rủi ro sức khỏe.

Tăng cường tập thể thao để giảm các nguy cơ bệnh tật.

Các lợi ích của việc vận động thể lực đầy đủ – (theo Bộ Y Tế Việt Nam)

  • Giảm 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân
  • Giảm từ 20-40% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư đại trực tràng và ung thư vú ở phụ nữ
  • Giảm nguy cơ mắc trầm cảm, phòng ngừa bệnh loãng xương, cải thiện trí nhớ và giúp kiểm soát cân nặng.

Tuy nhiên, ngay cả với những người có lối sống năng động, thời gian ngồi 10 giờ/ngày là ngưỡng nguy hiểm. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi vượt qua ngưỡng này, nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng lên rõ rệt.

Cách thay đổi thói quen của chuyên gia – bác sĩ như thế nào?

Bác sĩ Erin Michos đã cố gắng thay đổi một cách từ từ. Ông sẽ đứng dậy và di chuyển khi đã ngồi yên quá 1 giờ.

Ông luôn tìm cách để đi bộ nhiều hơn trong ngày. Thay vì gửi email cho đồng nghiệp chỉ cách một dãy hành lang, ông đi bộ đến gặp và thảo luận trực tiếp. Và thay vì sử dụng phòng họp, nếu thời tiết thuận lợi, ông tổ chức các buổi họp kết hợp việc đi bộ quanh khuôn viên bệnh viện, nơi mọi người vừa đi dạo vừa thoải mái thảo luận công việc.

Dân văn phòng
Thay vì các buổi họp trong văn phòng, hãy thử vừa họp vừa đi bộ quanh khuôn viên nơi làm việc.

Lời khuyên cho sức khỏe ‘dân văn phòng’ từ chuyên gia?

Ngay cả khi phải ngồi trước máy tính cả ngày, bạn vẫn có thể chia nhỏ thời gian ngồi. Bạn không cần phải thay thế việc ngồi bằng thời gian ở phòng tập gym. Các hoạt động nhẹ trong ngày cũng mang lại lợi ích đáng kể.

 ➡ Mỗi khi ngồi được khoảng 20 phút, hãy đứng dậy trong 8 phút và di chuyển trong 2 phút.

Ông khuyên mọi người nên theo dõi số bước chân của mình bằng thiết bị theo dõi thông minh như điện thoại hoặc đồng hồ.

Bác sĩ thường khuyến nghị mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trước giờ bạn ít vận động thì bất kỳ sự cải thiện nào dù nhỏ cũng có thể mang đến nhiều lợi ích. Nếu bạn chỉ đang đi được 2.000 bước mỗi ngày, hãy cố gắng tăng lên 4.000 bước.

Hãy đứng dậy và vận động cơ thể của bạn từng chút mỗi ngày. Bắt đầu từ những bước nhỏ nhất.

Các ý chính bạn cần nhớ để giữ tim khỏe khi làm việc văn phòng

  • Nguy cơ bệnh tim tăng cao với việc ngồi quá 10 giờ/ngày: Ngồi lâu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bất kể bạn có tập thể dục hay không.
  • Hoạt động thể chất không thể bù đắp cho việc ngồi nhiều: Ngay cả khi tập thể dục đều đặn, thời gian ngồi quá nhiều trong ngày vẫn có thể gây hại cho sức khỏe.
  • Thay đổi thói quen ngồi là cần thiết: Nên đứng dậy và di chuyển mỗi giờ để giảm thiểu tác động xấu của việc ngồi lâu.
  • Theo dõi và tăng cường vận động hàng ngày: Sử dụng thiết bị theo dõi bước chân và đặt mục tiêu để cải thiện mức độ hoạt động thể chất và sức khỏe tổng thể.

 

Theo Bác sĩ Erin Michos, chuyên gia tim mạch tại Johns Hopkins
(Số liệu tham khảo Bộ Y Tế Việt Nam)

Leave a Reply

Your email address will not be published.