LIỆU PHÁP OXY
Tác giả: Khoa cấp cứu
Hô hấp là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài. Nhờ có sự trao đổi khí mà cơ thể sống hấp thụ oxy từ môi trường bên ngoài và đào thải khí cacbonic ra khỏi cơ thể. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong một thời gian dài, nhưng không thể nhịn thở quá 5 phút.
Liệu pháp oxy là gì?
Liệu pháp oxy, còn được gọi là sự bổ sung khí oxy, là việc sử dụng khí oxy như là một phương pháp điều trị, có thể áp dụng cho các đối tượng có lượng oxy trong máu thấp.
Khi nào cần điều trị bằng liệu pháp oxy?
Áp dụng trong tất cả các trường hợp mô không nhận đủ oxy.
– Các bệnh về hô hấp: dị vật đường thở, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính …
– Các bệnh về tim mạch: suy tim nặng, cấp cứu ngưng tim ngưng thở,…
– Ngộ độc: do hóa chất, khí CO,…
– Các nguyên nhân khác: do tăng nhu cầu chuyển hóa, hậu phẫu, trường hợp sinh khó trong sản khoa,….
Biểu hiện của thiếu oxy trong máu là gì?
– Lo âu, hốt hoảng
– Thở nhanh, co kéo
– Nhịp tim nhanh, tăng huyết áp
– Lẫn lộn, mất định hướng
– Nặng: Tím tái, thở chậm, tụt huyết áp, hôn mê
Các phương pháp điều trị cơ bản của liệu pháp oxy là gì?
– Dùng ống thông mũi, hầu ( catheter, cannula)
– Dùng mặt nạ (Mask).
– Dùng lều oxy (ít phổ biến).
Nasal Cannula (ngạch mũi)
Ưu điểm:
– Dễ cố định, dễ sử dụng.
– Không cản trở ăn bằng miệng.
– Đơn giản, tiện lợi, kinh tế.
– Bệnh nhân có thể đi lại, nói chuyện.
– Ít bị kích thích hầu họng.
– Không cản trở ăn bằng miệng.
– Khí được sưởi ấm qua hầu họng.
Nhược điểm:
– Gây khó chịu, dễ bị kích thích hầu họng, cản trở nuốt.
– Kích thích nôn qua đường hô hấp.
– Tắc nghẽn do đàm.
– Bệnh nhân tự rút ống.
– Oxy có thể vào dạ dày.
– Khí không được sưởi ấm và lọc bụi ở mũi hầu.
– 2 mũi bị cản trở.
Thở oxy qua mask (mặt nạ)
– Dùng trong các trường hợp khó thở cấp.
– Ngoại trừ các bệnh: khó thở mãn (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính),…
Ưu điểm:
– Thông dụng, dễ sử dụng.
– Người bệnh dễ chấp nhận.
– Nồng độ oxy cao hơn ngạch mũi.
Nhược điểm:
– Nguy cơ sặc nếu người bệnh nôn.
– Cần phải giữ mask khít để đạt nồng độ oxy mong muốn.
– Khó đảm bảo vị trí mask mũi miệng.
– Có thể tổn thương da.
– Không thoải mái khi người bệnh ăn.
Theo dõi và chăm sóc người bệnh khi điều trị liệu pháp oxy
– Hướng dẫn và giải thích cho bệnh nhân về tầm quan trọng của kỹ thuật sắp làm. Thông báo cho bệnh nhân và người nhà về những quy định an toàn trong khi bệnh nhân đang thở oxy.
– Hút đờm dãi cho bệnh nhân, rồi đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp.
– Động viên bệnh nhân tự cầm và điều khiển mặt nạ theo chỉ dẫn nếu bệnh nhân tự làm được.
– Đưa mặt nạ về phía mặt bệnh nhân và áp mặt nạ từ phía mũi xuống miệng.
– Vặn van điều chỉnh lưu lượng oxy theo chỉ định.
– Điều chỉnh mặt nạ cho khít với mặt của bệnh nhân.
– Cố định băng co dãn quanh đầu bệnh nhân, buộc băng vừa phải không chặt quá làm bệnh nhân khó chịu và cũng không lỏng quá làm cho mặt nạ dễ xê dịch khỏi vị trí đúng.
– Đánh giá tình trạng bệnh nhân: màu da, tình trạng hô hấp và các dấu hiệu sinh tồn khác như mạch, huyết áp.
– Quan sát da mặt của bệnh nhân ở vùng có đặt mặt nạ có bị kích thích, dị ứng với cao su hoặc nhựa của mặt nạ không.
– Sau 1 – 2 giờ thở oxy cần tháo mặt nạ ra, lau khô và lau mặt cho bệnh nhân, nếu thấy mặt nạ có nhiều hơi nước cần tháo ra lau khô ngay.
– Treo bảng “Cấm lửa” vào vị trí dễ nhìn thấy nhất và kiểm tra lại các quy định an toàn.
Việc cung cấp oxy cho bệnh nhân trong quá trình cấp cứu và nằm viện thường là một thủ thuật đơn giản, chọn lựa phương pháp thở oxy cho bệnh nhân tuỳ vào chỉ định của bác sĩ điều trị. Người bệnh sẽ được giảm và ngưng liệu pháp oxy khi tình trạng bệnh cải thiện.
Leave a Reply